Cần Sớm Quan Tâm Đầu Tư Tạo Nguồn Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê, song vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều thách thức do diện tích cà phê tăng nhanh, nhưng nguồn nước tưới chưa được quan tâm đầu tư.
Hiện tại, toàn tỉnh đã có trên 114.000 ha và dự báo có thể còn tiếp tục tăng nhưng chỉ mới có 200 công trình thủy lợi các loại; với tổng số diện tích cây trồng được tưới từ các công trình thủy lợi là 31.545 ha; trong đó, tưới cho cây cà phê, hồ tiêu và một số loại cây trồng khác khoảng 22.300 ha. Diện tích còn lại được người trồng tưới bằng các nguồn không chủ động như suối, ao trữ, nước mưa…
Trước tình hình khan hiếm nguồn nước tưới cho cây cà phê trong những tháng cao điểm nắng hạn, những năm qua, nông dân đã tự thân vận động trong việc tìm nguồn nước cho cây trồng của mình.
Từ thực tế này đã khiến cho việc phát triển sản xuất của người trồng cà phê trong tỉnh luôn bị động, không những trong điều kiện thời tiết bất thuận mà còn gặp khó trong việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Vì bà con luôn trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không phát huy được tinh thần, ý thức hợp tác trong cộng đồng của những người dân trong vùng chuyên canh cây cà phê. Do đó, nếu việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, ngay từ đầu các cấp ngành chuyên môn, địa phương sớm tiến hành thống kê, rà soát diện tích cà phê trong vùng thì sẽ thuận lợi hơn cho việc bố trí hệ thống cấp nước cho cây cà phê.
Mặt khác, hiện nay, đối với Đắk Nông thì cây cà phê là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương. Do vậy, nếu các địa phương linh động đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu, tổ chức các bộ máy quản lý thủy nông, xây dựng các trạm bơm, xây dựng quy chế thu phí dùng nước, phí môi trường… thì vấn đề quản lý nguồn nước trong mùa khô, giải quyết những khó khăn thiếu hụt nguồn nước trong hệ thống dòng chảy khe, suối, các hồ đập sẽ được thuận lợi hơn. Và đây cũng là nền tảng để các cấp, ngành tiến hành việc quản lý giám sát quá trình thu hoạch, xây dựng thương hiệu, tiến tới sản xuất cà phê bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ở xã Thới Hoà, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ngày càng có nhiều người đầu tư nuôi ếch công nghiệp, tuy nhiên, do nuôi đơn lẻ và chưa đúng qui trình kỹ thuật, nên dẫn tới tình trạng tư thương ép giá hoặc khó tiêu thụ, khiến người nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ.

Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.