Cần Sớm Quan Tâm Đầu Tư Tạo Nguồn Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê, song vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều thách thức do diện tích cà phê tăng nhanh, nhưng nguồn nước tưới chưa được quan tâm đầu tư.
Hiện tại, toàn tỉnh đã có trên 114.000 ha và dự báo có thể còn tiếp tục tăng nhưng chỉ mới có 200 công trình thủy lợi các loại; với tổng số diện tích cây trồng được tưới từ các công trình thủy lợi là 31.545 ha; trong đó, tưới cho cây cà phê, hồ tiêu và một số loại cây trồng khác khoảng 22.300 ha. Diện tích còn lại được người trồng tưới bằng các nguồn không chủ động như suối, ao trữ, nước mưa…
Trước tình hình khan hiếm nguồn nước tưới cho cây cà phê trong những tháng cao điểm nắng hạn, những năm qua, nông dân đã tự thân vận động trong việc tìm nguồn nước cho cây trồng của mình.
Từ thực tế này đã khiến cho việc phát triển sản xuất của người trồng cà phê trong tỉnh luôn bị động, không những trong điều kiện thời tiết bất thuận mà còn gặp khó trong việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Vì bà con luôn trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không phát huy được tinh thần, ý thức hợp tác trong cộng đồng của những người dân trong vùng chuyên canh cây cà phê. Do đó, nếu việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, ngay từ đầu các cấp ngành chuyên môn, địa phương sớm tiến hành thống kê, rà soát diện tích cà phê trong vùng thì sẽ thuận lợi hơn cho việc bố trí hệ thống cấp nước cho cây cà phê.
Mặt khác, hiện nay, đối với Đắk Nông thì cây cà phê là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương. Do vậy, nếu các địa phương linh động đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu, tổ chức các bộ máy quản lý thủy nông, xây dựng các trạm bơm, xây dựng quy chế thu phí dùng nước, phí môi trường… thì vấn đề quản lý nguồn nước trong mùa khô, giải quyết những khó khăn thiếu hụt nguồn nước trong hệ thống dòng chảy khe, suối, các hồ đập sẽ được thuận lợi hơn. Và đây cũng là nền tảng để các cấp, ngành tiến hành việc quản lý giám sát quá trình thu hoạch, xây dựng thương hiệu, tiến tới sản xuất cà phê bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Sắp xếp thời gian hợp lý để vừa hoàn thành phần việc đảm trách ở xã, vừa phát triển kinh tế gia đình là cách làm của ông Đinh Đức Bân - Chủ tịch Hội ND xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Ngày 30/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Chứng nhận rau Đà Lạt cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chính thức công nhận thương hiệu rau Đà Lạt.

Sáng ngày 12/6, tại xã Văn Sơn (Văn Bàn), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai phối hợp với Viện Nghiên cứu ngô (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình trình diễn giống ngô lai đơn LVN 092.

Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, đang đặt ra vấn đề cấp bách là phải đào tạo nghề gắn với các mô hình sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ven đô có sinh kế bền vững.

Phải bán dưới giá thành chăn nuôi, chịu lỗ thê thảm suốt thời gian dài, nay dịch heo tai xanh lại xảy ra và có dấu hiệu lan rộng, nhiều người chăn nuôi bán tháo đàn heo để chạy dịch. Người cầm cự cũng đang rất hoang mang, lo lắng.