Cần Sớm Quan Tâm Đầu Tư Tạo Nguồn Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê, song vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều thách thức do diện tích cà phê tăng nhanh, nhưng nguồn nước tưới chưa được quan tâm đầu tư.
Hiện tại, toàn tỉnh đã có trên 114.000 ha và dự báo có thể còn tiếp tục tăng nhưng chỉ mới có 200 công trình thủy lợi các loại; với tổng số diện tích cây trồng được tưới từ các công trình thủy lợi là 31.545 ha; trong đó, tưới cho cây cà phê, hồ tiêu và một số loại cây trồng khác khoảng 22.300 ha. Diện tích còn lại được người trồng tưới bằng các nguồn không chủ động như suối, ao trữ, nước mưa…
Trước tình hình khan hiếm nguồn nước tưới cho cây cà phê trong những tháng cao điểm nắng hạn, những năm qua, nông dân đã tự thân vận động trong việc tìm nguồn nước cho cây trồng của mình.
Từ thực tế này đã khiến cho việc phát triển sản xuất của người trồng cà phê trong tỉnh luôn bị động, không những trong điều kiện thời tiết bất thuận mà còn gặp khó trong việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Vì bà con luôn trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không phát huy được tinh thần, ý thức hợp tác trong cộng đồng của những người dân trong vùng chuyên canh cây cà phê. Do đó, nếu việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, ngay từ đầu các cấp ngành chuyên môn, địa phương sớm tiến hành thống kê, rà soát diện tích cà phê trong vùng thì sẽ thuận lợi hơn cho việc bố trí hệ thống cấp nước cho cây cà phê.
Mặt khác, hiện nay, đối với Đắk Nông thì cây cà phê là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương. Do vậy, nếu các địa phương linh động đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu, tổ chức các bộ máy quản lý thủy nông, xây dựng các trạm bơm, xây dựng quy chế thu phí dùng nước, phí môi trường… thì vấn đề quản lý nguồn nước trong mùa khô, giải quyết những khó khăn thiếu hụt nguồn nước trong hệ thống dòng chảy khe, suối, các hồ đập sẽ được thuận lợi hơn. Và đây cũng là nền tảng để các cấp, ngành tiến hành việc quản lý giám sát quá trình thu hoạch, xây dựng thương hiệu, tiến tới sản xuất cà phê bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Trên vùng đất nông nghiệp khá xa xôi, hẻo lánh ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà, Hàm Tân bây giờ đã hình thành cơ sở nhân hạt giống các loại cây trồng nông nghiệp nổi tiếng trong nước mang tên Đồng Tiền Vàng. Chính người con của vùng đất khô cằn này sau khi tốt nghiệp đại học cùng người bạn thân của mình đã quay về gầy dựng nên thương hiệu cho quê nhà…

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.