Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón

Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia nêu tại hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón” do Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức ngày 12/10 tại Hà Nội.
Ông Cẩn cho biết qua theo dõi tổng hợp đánh giá việc tổ chức đấu tranh, bắt giữ, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng phân bón nói chung, số lượng bắt giữ của lực lượng chức năng từ cơ quan hải quan khoảng 4.000 vụ/năm. Tuy nhiên, số vụ việc bị khởi tố khá khiêm tốn, chỉ khoảng 10 vụ.
Ông Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội Phân bón Việt Nam phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng chức năng. Cụ thể như, doanh nghiệp thông qua đường dây nóng chủ động, tích cực thông tin tới lực lượng chức năng về các trường hợp sai phạm.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2015 tại các Sở NN&PTNT và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác tại một số địa phương bước đầu cho thấy do có sự thay đổi căn bản về cách quản lý phân bón từ khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP có hiệu lực, nên một số cán bộ chuyên môn chưa nắm vững quy định mới về quản lý phân bón.
Việc tiếp nhận và ban hành thông báo tiếp nhận công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều loại phân bón không đúng quy định vẫn tiếp nhận và ban hành thông báo tiếp nhận.
Bên cạnh đó, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác có điều kiện sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu so với quy định. Cơ quan quản lý nhà nước của Bộ đã yêu cầu các đơn vị sản xuất phân bón có những hành động khắc phục, bổ sung các điều kiện còn thiếu để đảm bảo đáp ứng điều kiện sản xuất theo qui định của Nhà nước, nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Phần lớn các chuyên gia ngành nông nghiệp đều cho rằng, cần nắm chắc cơ sở và nguồn sản xuất phân bón trong nước như urea, DAP, kali, NPK, các loại phân hữu cơ đã có. Việc mở rộng các nhà máy trong thời gian tới cần hết sức thận trọng.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cho rằng, cần rút giấy phép của các cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phân bón theo công nghệ... cuốc, xẻng. Cơ sở vật chất thiếu thốn, công nghệ lạc hậu,… chắc chắn sẽ cho ra lò những mẻ phân bón chất lượng không đảm bảo.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư lý Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, thế giới đang phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, thì chúng ta không thể đi ngược lại xu hướng đó.
Vì vậy, trong tương lai, cần sản xuất phân bón công nghệ cao vô cơ, hữu cơ bằng các công nghệ như nano, tế bào gốc, enzym, phân tử... Muốn làm được điều này, không thể để thị trường phân bón phát triển kiểu tự phát như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 6/2015 giá cá tra nguyên liệu liên tục giảm mạnh. Hiện giá cá tra được các doanh nghiệp mua với giá chỉ 19.200 - 19.300 đồng/kg (giảm 4.300 - 7.200 đồng/kg so với tháng 1/2015), dưới giá thành sản xuất khoảng 3.000 đồng/kg. Những người nuôi cá tra đang lo lắng sắp vào chu kỳ giảm giá mới.

Mặc dù có tiềm năng lợi thế nhưng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Nghệ An vẫn đang khó khăn chồng chất. Kim ngạch xuất khẩu nhỏ lẻ, thiếu bền vững và cho đến nay, chưa có giải pháp nào đủ mạnh để tạo cú huých cho sản phẩm này.

Ðược thành lập từ năm 1999, trải qua bao thăng trầm, gian khó, Công ty cổ phần Thủy sản Bình Ðịnh (BIDIFISCO) đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu (XK), nhờ luôn kiên định một hướng đi: tất cả vì chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất hàng theo phương thức chính ngạch, hồ sơ phải có chứng thư xuất khẩu kèm các thủ tục hải quan đầy đủ. Về phía nhà nhập khẩu Trung Quốc, họ không nhập chính ngạch (chỉ định cảng đến và mở L/C để thanh toán qua ngân hàng), mà làm thủ tục nhập tiểu ngạch, đồng thời thanh toán bằng tiền mặt nhằm trốn thuế.

Trong những năm gần đây, mặt hàng tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Năm 2014, XK tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 và chiếm 50% giá trị XK thủy sản.