Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần quy hoạch lại vùng sản xuất sắn tại Tây Nguyên

Cần quy hoạch lại vùng sản xuất sắn tại Tây Nguyên
Ngày đăng: 30/09/2015

Mở rộng diện tích trồng sắn ở Tây Nguyên

Theo cảnh báo của các nhà khoa học, việc trồng sắn của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian qua, phần lớn được trồng trên vùng đất dốc, đất xấu nhưng trồng quảng canh, trong khi đó, Tây Nguyên hàng năm luôn có lượng mưa lớn, tập trung.

Nếu không quan tâm đến thâm canh và các giải pháp kỹ thuật trong canh tác, bảo vệ đất thì nguy cơ mất đất, không thể canh tác lâu dài là rất cao.

Do vậy, các nhà khoa học đã khuyến cáo các tỉnh Tây Nguyên sớm quy hoạch lại vùng sản xuất sắn, đầu tư thâm canh tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế thoái hóa đất.

Trước mắt, các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tuyển chọn một số giống sắn mới như SM 937-26, KM 140, KM 98-5, KM 98-7, KM 419… có năng suất cao, thay thế dần các giống sắn cũ đã bị thoái hóa, nhiễm bệnh chổi rồng.  

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã hướng dẫn đồng bào các dân tộc khi trồng sắn sau khi cày xới cần bón lót cho mỗi héc ta trên 5 tấn phân chuồng ủ hoai mục và bón thúc phân N.P.K cân đối, hợp lý. 

Theo khuyến cáo, 1 ha sắn, đồng bào bón thúc từ 80 kg đạm, 40 kg lân, 80 kg kali trở lên kết hợp với làm cỏ xáo xới đất.

Cần tổ chức luân canh, xen canh, rải vụ, trồng sắn theo đường đồng mức (trên đất dốc) và cây trồng luân canh, xen canh là các loại cây họ đậu, cây che phủ đất nhằm giữ ẩm, hạn chế xói mòn và bổ sung chất hữu cơ cho đất.  

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có gần 151.000 ha sắn, với sản lượng trên 2,6 triệu tấn củ, chiếm khoảng 26,2% sản lượng sắn cả nước.

Đây cũng là vùng trọng điểm sản xuất sắn của cả nước; trong đó, tỉnh Gia Lai là địa phương có diện tích, sản lượng sắn nhiều nhất so với các tỉnh Tây Nguyên với gần 62.000 ha và sản lượng mỗi năm đạt trên 1,1 triệu tấn.


Có thể bạn quan tâm

Nông thôn khởi sắc Nông thôn khởi sắc

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), mỗi năm, Hậu Giang đều có bước tiến mới trong việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

17/10/2015
Lao đao cà phê Hướng Hóa Lao đao cà phê Hướng Hóa

Giá cà phê hạt tươi ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) xuống thấp, chỉ còn chưa đến 3.000 đồng/kg, người trồng bỏ rẫy không thu hoạch.

23/10/2015
Nhộn nhạo hầm biogas Nhộn nhạo hầm biogas

Trên thị trường đang có nhiều chủng loại sản phẩm hầm biogas bằng nhiều chất liệu khác nhau, có loại có giá bán rất rẻ nhưng người dân không thể biết thực hư chất lượng ra sao.

23/10/2015
Rau VietGAP Phước Hòa Rau VietGAP Phước Hòa

Bên dòng Vàm Cỏ Đông, từ hàng trăm năm nay, xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng là làng nghề trồng rau truyền thống.

23/10/2015
Cách mạng dồn điền đổi thửa những hòn đá tảng ở phía trước Cách mạng dồn điền đổi thửa những hòn đá tảng ở phía trước

Ruộng đồng không còn manh mún, bà con chộn rộn với nhiều dự định SX hàng hóa lớn. Đã nghe thấy những sôi réo của “dòng chảy” cách mạng mới nhưng vẫn còn có những hòn đá tảng lớn chắn đường

23/10/2015