Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần quy hoạch lại vùng sản xuất sắn tại Tây Nguyên

Cần quy hoạch lại vùng sản xuất sắn tại Tây Nguyên
Ngày đăng: 30/09/2015

Mở rộng diện tích trồng sắn ở Tây Nguyên

Theo cảnh báo của các nhà khoa học, việc trồng sắn của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian qua, phần lớn được trồng trên vùng đất dốc, đất xấu nhưng trồng quảng canh, trong khi đó, Tây Nguyên hàng năm luôn có lượng mưa lớn, tập trung.

Nếu không quan tâm đến thâm canh và các giải pháp kỹ thuật trong canh tác, bảo vệ đất thì nguy cơ mất đất, không thể canh tác lâu dài là rất cao.

Do vậy, các nhà khoa học đã khuyến cáo các tỉnh Tây Nguyên sớm quy hoạch lại vùng sản xuất sắn, đầu tư thâm canh tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế thoái hóa đất.

Trước mắt, các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tuyển chọn một số giống sắn mới như SM 937-26, KM 140, KM 98-5, KM 98-7, KM 419… có năng suất cao, thay thế dần các giống sắn cũ đã bị thoái hóa, nhiễm bệnh chổi rồng.  

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã hướng dẫn đồng bào các dân tộc khi trồng sắn sau khi cày xới cần bón lót cho mỗi héc ta trên 5 tấn phân chuồng ủ hoai mục và bón thúc phân N.P.K cân đối, hợp lý. 

Theo khuyến cáo, 1 ha sắn, đồng bào bón thúc từ 80 kg đạm, 40 kg lân, 80 kg kali trở lên kết hợp với làm cỏ xáo xới đất.

Cần tổ chức luân canh, xen canh, rải vụ, trồng sắn theo đường đồng mức (trên đất dốc) và cây trồng luân canh, xen canh là các loại cây họ đậu, cây che phủ đất nhằm giữ ẩm, hạn chế xói mòn và bổ sung chất hữu cơ cho đất.  

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có gần 151.000 ha sắn, với sản lượng trên 2,6 triệu tấn củ, chiếm khoảng 26,2% sản lượng sắn cả nước.

Đây cũng là vùng trọng điểm sản xuất sắn của cả nước; trong đó, tỉnh Gia Lai là địa phương có diện tích, sản lượng sắn nhiều nhất so với các tỉnh Tây Nguyên với gần 62.000 ha và sản lượng mỗi năm đạt trên 1,1 triệu tấn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

13/08/2013
Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng” Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng”

Giống ớt của Hàn Quốc trồng thử nghiệm tại nước ta cho năng suất 20 - 21 tấn/ha, còn giống hành lá cho năng suất tới 70 tấn/ha, cao gấp 2 - 3 lần các giống bản địa.

19/01/2013
Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.

30/03/2013
Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học

Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh), Doanh nghiệp tư nhân tôm giống Dương Hùng (gọi tắt là DNTN Dương Hùng) đầu tư, hỗ trợ và xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học (ATSH), nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình để nhân rộng ra cho nông dân học tập kinh nghiệm.

13/08/2013
Trồng Đu Đủ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Đu Đủ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Anh Lê Tuấn Anh 39 tuổi, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) trồng đu đủ cho thu nhập cao.

23/01/2013