Cần Nuôi Nhuyễn Thể 2 Mảnh Vỏ Trên Biển

Tổng giá trị xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong 4 tháng đầu năm lên hơn 23,4 triệu USD, nhưng con số này vẫn giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2013.
Bước sang quý II/2014, XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam sang các thị trường đã có dấu hiệu tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không đáng kể nên không bù đắp nổi mức sụt giảm trong quý I/2014.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK mặt hàng này trong tháng 4 đạt hơn 7,8 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, tính đến hết tháng 4/2014 tổng giá trị XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ đã lên hơn 23,4 triệu USD nhưng vẫn giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản (VASEP), hiện tại các sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam được xuất sang 42 thị trường trên thế giới. XK sang một số thị trường chính đã có sự tăng trưởng tốt hơn như Mỹ, Australia và Mexico.
Trong số các thị trường chính nhập khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đáng chú ý nhất là thị trường Mexico. Với tốc độ tăng trưởng lên tới 3 con số, đạt hơn 249% đã đưa nước này lọt vào top 10 thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam.
Thị trường EU, mặc dù vẫn tiếp tục sụt giảm, nhưng tốc độ đã chậm lại. Bên cạnh đó, XK mặt hàng này của Việt Nam sang 2 thị trường lớn nhất trong khối là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã có sự khởi sắc trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, cho biết trong lúc nguồn lợi của biển ngày một khan hiếm, cần tính đến phương án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển. Nhuyễn thể 2 vỏ là một trong những ưu tiên hàng đầu cho phương thức nuôi này.
Nhuyễn thể 2 vỏ được nghiên cứu không tổn hại đến môi trường biển, tuy nhiên cũng chưa có nhiều nguồn lực và cơ chế khuyến khích để phát triển việc nuôi trồng này.
Theo ông Dũng, do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn đang tăng, nên dự báo thời gian tới XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam sẽ khả quan hơn.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình thực hiện với quy mô 100m3 lồng, 1.000 con cá giống với 2 hộ tham gia là ông Lê Văn Thư và Hà Văn Đức ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên. Các hộ được hỗ trợ 100% con giống với kích cỡ tối thiểu 5cm/con, không còi cọc, dị hình, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng và 50% thức ăn công nghiệp, 50% vôi bột tỏa, 50% thuốc phòng bệnh cho cá. Tổng số tiền hỗ trợ 47.150.000 đồng. Ngoài ra, các hộ nuôi còn được tập huấn về kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi, thả cá, chăm sóc quản lý, phòng bệnh cho cá...

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Tuy nhiên, việc sản xuất và quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế: toàn tỉnh hiện có trên 1.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương cá tra giống, sản lượng giống cá tra sản xuất được 18,9 tỷ con cá bột (giảm 1,3 tỷ con so với cùng kỳ), 1,19 tỷ con cá giống (tăng 51 triệu con); giống cá tra bố mẹ thoái hóa do cận huyết nên tỷ lệ sống thấp, ảnh hưởng đến giá thành; công tác kiểm tra chất lượng con giống còn bỏ ngõ dẫn đến chất lượng con giống không đảm bảo.

Theo đó, sản lượng thủy sản nước ngọt là 71 tấn, nuôi nước mặn và nước lợ thu hoạch hơn 17.000 tấn. Sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi trồng đạt khá là tôm thẻ chân trắng dẫn đầu với khoảng 7.500 tấn; tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng.