Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển mô hình cánh đồng lớn

Cần nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển mô hình cánh đồng lớn
Ngày đăng: 03/06/2015

Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" hay còn gọi là "Cánh đồng lớn" xuất hiện đầu tiên tại vùng ĐBSCL. Sau gần 5 năm triển khai, mô hình này đã và đang khẳng định được vai trò, vị trí của một phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Theo Cục Trồng trọt, nếu như năm 2011 vùng ĐBSCL diện tích thực hiện "cánh đồng lớn" chỉ khoảng 8.000ha thì đến năm 2014 đạt khoảng 140.000ha và dự kiến trong năm 2015 đạt khoảng 200.000ha. Mô hình "cánh đồng lớn" giúp nông dân tăng năng suất từ 15 - 20%; lợi nhuận tăng thêm từ 1,2 - 7,5 triệu đồng/ha so với mô hình bên ngoài…

Đặc biệt, mô hình đã tạo được sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa "4 nhà" (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp). Từ đó làm tăng sản lượng, tạo ra sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, làm tăng giá trị và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường trong và ngoài nước.

Tại hội nghị, các đại biểu một lần nữa khẳng định phát triển mô hình "cánh đồng lớn" là xu thế tất yếu, là giải pháp thiết thực nhất cho sản xuất lúa và cả ngành trồng trọt nhằm hướng tới thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, mô hình "cánh đồng lớn" còn nhiều khó khăn, thách thức cần có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển của mô hình trong thời gian tới. Đó là: Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo trong nước tham gia "cánh đồng lớn" còn khá chậm; trong khi mô hình này chính là điểm xuất phát cho việc xây dựng vùng nguyên liệu.

Một số doanh nghiệp tham gia mô hình nhưng nguồn lực có hạn, thiếu vốn để thu mua sản phẩm, đầu tư kho bãi… trong khi tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng còn nhiều khó khăn. Diện tích đất sản xuất/nông hộ ít (khoảng 0,6ha/hộ), trình độ sản xuất không đồng đều nên khả năng đầu tư, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Một số nông dân trong "cánh đồng lớn" chưa tuân thủ đúng quy trình canh tác đã được hướng dẫn, chưa áp dụng sạ hàng, chưa quan tâm ghi chép sổ sách, nhật ký đồng ruộng…

Việc tổ chức, triển khai mô hình còn nhiều hạn chế do một số nơi chưa có hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc các mô hình kinh tế hợp tác này còn nhiều yếu kém… Đặc biệt, một số văn bản pháp luật, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, chưa tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ gắn kết sản xuất, tiêu thụ thông qua hợp đồng trên "cánh đồng lớn", vùng nguyên liệu tập trung…


Có thể bạn quan tâm

Nhãn chín muộn thăm dò thị trường Mỹ Nhãn chín muộn thăm dò thị trường Mỹ

Cuối năm nay, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của huyện Hoài Đức sẽ tiếp cận thị trường Mỹ - một trong những thị trường khó tính về trái cây hiện nay.

06/07/2015
Dưa hấu thu lợi nhuận khá Dưa hấu thu lợi nhuận khá

Các hộ nông dân ở xã Hòa Lộc, Tam Bình (Vĩnh Long) đang trong giai đoạn thu hoạch rộ dưa hấu.

06/07/2015
65 năm ngày truyền thống Thú y Việt Nam 65 năm ngày truyền thống Thú y Việt Nam

Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Hội Thú y Việt Nam long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam.

06/07/2015
Mùa chế biến cá cơm người dân lại lo ô nhiễm Mùa chế biến cá cơm người dân lại lo ô nhiễm

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều cơ sở chế biến cá cơm ở một vài địa bàn ven biển phát triển nghề cá của tỉnh (TP. Phan Thiết, TX. La Gi, huyện Tuy Phong) ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của những người dân quanh vùng.

06/07/2015
Ngành điều và những thách thức Ngành điều và những thách thức

Trong số 256 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp - tương đương 45%, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (bị xếp loại C). Điều này đặt ngành điều nước ta trước những thách thức trong thời gian tới.

06/07/2015