Cân Nhắc Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.
Năm 2014 diễn biến thời tiết khá phức tạp, ngay sau những trận mưa đầu mùa, nắng nóng lại kéo dài, mưa ít và rải rác khiến nhiều nơi không đủ nước cho việc rửa mặn. Ðến cuối tháng 8 dương lịch, nhiều nơi vẫn còn tiếp diễn tình trạng nắng nóng, chỉ thuận cho tôm mà bất lợi cho việc làm lúa trên đất tôm. Ðó là một thách thức không nhỏ cho việc thực hiện kế hoạch làm vụ lúa trên đất nuôi tôm của các địa phương.
Vì thế, bà con nông dân cần phải cân nhắc, rà soát điều kiện cụ thể của ruộng nhà mình có đảm bảo cho vụ lúa thành công hay không mới nên quyết định làm hay không làm lúa. Ở những nơi không đủ nước mưa rửa mặn để hạ độ mặn giảm xuống đến mức an toàn, ổn định, hay tại những nơi nước mặn về sớm không kịp thu hoạch như các vùng gần cửa và ven sông lớn mà không có bờ bao khuôn hộ ngăn mặn giữ ngọt vững chắc… thì không nên làm thêm vụ lúa, vì không chắc cho thu hoạch tốt.
Nếu chỉ vì để lấy rạ, cải tạo môi trường nước nuôi cho vụ tôm chính vụ tiếp theo thì không nên sạ cấy lúa, vì quá khó nhọc, tốn kém xăng dầu, phân, giống… bởi nhiều cách khác như có thể cấy năn, trồng cỏ, bồn bồn vẫn hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Tại các nơi có đủ các điều kiện cho việc làm một vụ lúa ăn chắc trên đất nuôi tôm cũng không nên chủ quan, mà phải hết sức cảnh giác nắng nóng và nước mặn, triều cường về sớm, dâng cao bất ngờ. Bởi theo dự báo của các nhà khoa học, hiện tượng Elnino sẽ trở lại vùng Tây Thái Bình Dương từ giữa cuối năm 2014 và nước ta là vùng bị ảnh hưởng nặng, nên cuối vụ lúa trên đất tôm có khả năng phải đối mặt với nắng nóng bên cạnh triều cường như thường năm.
Ðể làm được vụ lúa trên đất nuôi tôm an toàn, thành công như mong muốn, trước tiên bà con nông dân phải đặc biệt chú ý củng cố bờ bao cho thật vững chắc, đảm bảo không bị thấm mặn, không bị triều cường mùa trở chướng tháng 10-11 dương lịch sắp tới đe doạ tràn bờ; chuẩn bị sẵn máy bơm. Tiếp theo là phải rửa mặn đúng kỹ thuật, ngăn mặn triệt để, giữ ngọt ổn định để có nguồn nước đạt chất lượng, đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt đến ngày thu hoạch.
Làm lúa trên đất nuôi tôm là “đánh vật” với ông trời nên phải cần cù, năng động. Cần phải nắm vững quy luật thời tiết, thuỷ văn để chủ động đón mưa rửa mặn, xác định thời vụ gieo cấy hợp lý, chọn giống lúa tốt, thích nghi, phù hợp, đảm bảo đủ thời gian chạy mặn, tránh triều cường, phải có bờ bao khuôn hộ vững chắc, tuân thủ kỹ thuật nhằm rửa mặn triệt để.
Có thể bạn quan tâm

XK tôm Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay vẫn theo xu hướng giảm do khó khăn từ các thị trường NK chính, giá XK giảm và cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà cung cấp đối thủ.

Các loại thịt heo, gà, bò... nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng mạnh. Áp lực cạnh tranh với thịt ngoại sẽ ngày càng gay gắt, nhất là khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, thuế nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi sẽ dần trở về 0% theo lộ trình.

Trước tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng như việc rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu: cần phải có những giải pháp mạnh tay nhằm xử lý dứt điểm tình trạng này.

Vào những tháng cuối năm, việc vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm tăng mạnh; người chăn nuôi tập trung tái đàn nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm. Trong khi đó, công tác phòng ngừa dịch bệnh vẫn còn nhiều kẽ hở nên nguy cơ bùng phát, lây lan dịch rất lớn.

Theo ông Nguyễn Quốc Kiệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công cho biết: trung bình mỗi ngày HTX cung ứng từ 700 - 1.000 con gà ta Gò Công thịt, với giá ổn định từ năm 2012 đến nay là 65.000 đồng/kg gà trống và 75.000 đồng/kg gà mái.