Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Khôi Phục Các Vùng Lúa – Cá Đồng

Cần Khôi Phục Các Vùng Lúa – Cá Đồng
Ngày đăng: 29/08/2013

Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.

Nếu các địa phương có quan tâm, tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên và ngăn chặn kịp thời các hình thức khai thác mang tính huỷ diệt đó, hay hướng dẫn nông dân tổ chức khoanh dưỡng, khai thác, bắt tỉa cá lớn một cách có khoa học và có tác động kỹ thuật thì giữ lại khoảng 50% số cá non sinh ra đầu mùa cho đến lớn thành cá thương phẩm.

Với nguồn lợi cá đồng này, người dân nghèo sống nghề câu lưới đang khốn khó trong từng khóm, ấp sẽ có thêm nguồn thu nhập kinh tế, phụ vào các khoản chi tiêu trong cuộc sống. Bởi 1 kg cá non khi lớn thành cá thương phẩm sẽ là hàng chục, hàng trăm kí-lô-gam, mà 1 kg cá rô, lóc đồng hiện nay có giá từ 50.000 đồng đến trên dưới 100.000 đồng, tính ra biết bao nhiêu kí-lô-gam lúa, thì sao ta không dưỡng chúng mà lại bán cá non?

Từng địa phương nên tổ chức lại sản xuất theo lợi thế riêng, sao cho trên đồng ruộng, ngoài cây lúa nông dân còn được bảo đảm thu hoạch thêm các nguồn lợi khác, trong đó quan tâm cây bồn bồn dễ trồng và con cá đồng bản địa rất dễ nuôi, đang có giá cao, cho lợi lớn ở các vùng ruộng trũng.

Chỉ cần mỗi hộ nông dân có sẵn ao vườn, khuôn ruộng chừa lại hay thả thêm vào vài cặp cá bố mẹ mỗi loại để khôi phục lại nguồn cá giống, bảo vệ cá non, chăm sóc, cho ăn phụ thêm hợp lý, hoặc cũng có thể thả ghép thêm những loài mới có giá trị cao như: thác lác cườm, bống tượng, tôm càng xanh, lươn đồng… thì đến mùa khô, lượng cá thương phẩm các loại thu về sẽ rất đáng kể.

Nhà nước nên có chương trình hỗ trợ nuôi dưỡng tài nguyên cá đồng và nên phát động thả cá bố mẹ tái tạo cá giống tự nhiên vào những ngày đầu mùa mưa.

Lúa mùa đặc sản hay bồn bồn - cá đồng sẽ là bài toán kinh tế hộ bền vững và cả cân bằng thu nhập giữa vùng tôm - lúa và vùng lúa giữ ngọt hoá, nếu bà con nông dân biết khoanh nuôi, bảo vệ an toàn để chúng không bị tàn sát trên ruộng lúa, ruộng bồn bồn hay trong ao vườn.

Để thực hiện, cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương nên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân. Phải xử lý nghiêm tình trạng kẻ xấu lén cắm câu, xiệc điện, giăng lưới, đánh thuốc… để nông dân an tâm bảo vệ cá non, đầu tư tổ chức khoanh nuôi, chăm sóc, thu tỉa chừa cá giống… thì mới có hy vọng phục hồi nguồn lợi cá đồng.

Để nguồn lợi cá đồng được khôi phục nhanh chóng và bền vững, chính quyền tại cơ sở ấp, xã phải chủ động và tích cực vào cuộc, phải coi đó là nguồn lợi của cộng đồng và của chính mình, mạnh dạn ngăn chặn, xử lý hữu hiệu đối với những kẻ chuyên nghiệp xâm hại nguồn lợi thuộc quyền sở hữu người khác. Phải quyết liệt ngăn chặn để đi đến triệt tiêu tình trạng khai thác cá đồng bằng các hình thức huỷ diệt.

Để mặt nước ruộng, ao vườn sinh lợi cho mọi nhà, tạo lợi ích cho cả cộng đồng bằng việc khôi phục, phát triển bền vững nguồn lợi cá đồng cần phải có sự chung sức của cộng đồng qua việc tổ chức lại sản xuất, liên kết hợp tác sao cho phù hợp, dưới sự hỗ trợ của chính quyền, ngành chức năng và các đoàn thể về mặt kỹ thuật, tài chính lẫn pháp luật và cả thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng 5 Vùng Nguyên Liệu Lúa Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Xây Dựng 5 Vùng Nguyên Liệu Lúa Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.

11/11/2014
Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

11/11/2014
Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…

11/11/2014
Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Kèo Nèo Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Kèo Nèo

Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...

11/11/2014
Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

11/11/2014