Cần hoàn thiện quy hoạch nuôi thủy sản ở vùng đông

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, vùng đông của tỉnh có tổng diện tích nuôi thủy sản ở vùng triều là 2.695ha và hơn 300ha nuôi tôm trên cát.
Đối với vùng triều, mỗi năm nuôi tôm thẻ chân trắng 1 - 2 vụ, năng suất đạt 3 - 6 tấn/ha/vụ.
Nuôi tôm trên cát diễn ra quanh năm, năng suất đạt 10 - 15 tấn/ha/vụ.
Năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nước lợ nói riêng, tăng trong thời gian qua.
Hình thức nuôi có xu hướng phát triển theo hướng thâm canh, quy mô đầu tư lớn.
Tuy nhiên, điểm yếu là hạ tầng vùng nuôi còn sơ sài, môi trường nước trong ao nuôi còn hạn chế, chất lượng con giống chưa được quản lý chặt chẽ, thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh yêu cầu Sở NN&PTNT hoàn thiện quy hoạch nuôi thủy sản ở vùng đông, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trong đó, đề cập chi tiết vùng nuôi tập trung, khuynh hướng sản xuất thâm canh, đầu tư hạ tầng, thủy lợi, lựa chọn quy trình nuôi bài bản, khoa học và có cơ chế đặc thù hỗ trợ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày qua, thông tin một số hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai tiếp tục sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến người tiêu dùng và các hộ chăn nuôi chân chính ở vùng Đông Nam bộ hết sức lo ngại. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý Nhà nước đã kiến nghị xử lý hình sự những người dùng chất cấm trong chăn nuôi.

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.
Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.