Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại

Không được công nhận trạng trại, nông dân gặp khó trong vay vốn và nhiều vấn đề khác.
Tiêu chí “ngặt nghèo” với tỉnh nghèo
Năm 2010, có hai tiêu chí trang trại: Một là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm: từ 40 triệu đồng/năm trở lên.
Hai là quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương đương với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế (có kèm theo tiêu chí nhỏ cụ thể).
Chiếu theo hai tiêu chí trên, Quảng Trị được công nhận 902 trang trại.
Số lượng trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí hiện nay chỉ ở con số 26.
Trong đó, 126 trang trại trồng cây hàng năm, 419 trang trại trồng cây lâu năm, 106 trang trại chăn nuôi, 100 trang trại lâm nghiệp, 91 trang trại nuôi trồng thủy sản và 60 trang trại kinh doanh tổng hợp.
Tổng số lao động của 902 trang trại là 3.965, bình quân lao động trong mỗi trang trại là 4,4 người.
Tổng diện tích đất của trang trại là 5.665,3ha.
Tổng giá trị thu nhập của trang trại là 46,9 tỷ đồng, bình quân thu nhập của một trang trại đạt 52 triệu đồng.
Tuy nhiên, năm 2011 tiêu chí trang trại được nâng lên một cách rất “ngặt nghèo”, bởi có một số tiêu chí quá cao so với tỉnh nghèo Quảng Trị như giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm, diện tích tối thiểu của trang trại là 2,1ha, đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31ha, và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên… trong khi hiện nay đất chật người đông.
Chiếu theo tiêu chí mới năm 2011, hiện nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại được cấp phép, giảm 876 trang trại so với năm 2010.
Nông dân gặp khó
876 trang trại bị loại bỏ theo tiêu chí mới đồng nghĩa với việc số trang trại đó không có cơ hội tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, làm hạn chế việc phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Trị.
Chính vì vậy, theo ông Trần Văn Thu (ảnh) – Chi Cục trưởng Chi cục NNPTNT tỉnh Quảng Trị, nhà nước cần bổ sung, sửa đổi tiêu chí tại Thông tư 27 cho phù hợp với từng vùng, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có Quảng Trị.
Theo ông Thu, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của nền kinh tế trang trại trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho nhiều nông dân có thu nhập cao, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào sự phát triển cơ cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn…
Ông Thu nói thêm, con người miền Trung nói chung và người Quảng Trị nói riêng cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn của trang trại chủ yếu là vốn tự có, số ít thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để vay vốn tín chấp phát triển sản xuất.
Còn lại hầu hết các trang trại hiện chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước.
Việc tìm đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc giá cả thị trường bấp bênh… Vì vậy, quy mô trang trại còn nhỏ so với tiềm năng phát triển.
Theo ông Thu, để khắc phục khó khăn trên, các cấp ngành Trung ương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ chung cho loại hình trạng trại một cách cụ thể, tính khả thi cao, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến…
Ban hành thủ tục vay vốn phù hợp với đặc thù loại hình kinh tế tập thể, trang trại… nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển hết tiềm năng của mình.
Có thể bạn quan tâm

Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...

Sau cá ngừ, tôm, xoài, rau củ..., sắp có thêm một sản phẩm nông nghiệp (nói đúng hơn là phụ phẩm) của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản, đó là rơm. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập.

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...

Sở NNPTNT Hà Nội đã ký kết hợp tác với các tỉnh, thành về cung ứng nông sản thực phẩm cho Thủ đô, nhưng thực tế tình trạng rau, thịt mất an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn được đưa về tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô…

Để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá trị của cây cà phê, các hộ dân ở Ea Kiết (huyện Cư M’Gar, Đăk Lăk) đã thành lập hợp tác xã (HTX), từng bước tạo thương hiệu của mình.