Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại

Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại
Ngày đăng: 19/10/2015

Không được công nhận trạng trại, nông dân gặp khó trong vay vốn và nhiều vấn đề khác.

Tiêu chí “ngặt nghèo” với tỉnh nghèo

Năm 2010, có hai tiêu chí trang trại: Một là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm: từ 40 triệu đồng/năm trở lên.

Hai là quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương đương với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế (có kèm theo tiêu chí nhỏ cụ thể).

Chiếu theo hai tiêu chí trên, Quảng Trị được công nhận 902 trang trại.

Số lượng trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí hiện nay chỉ ở con số 26.

Trong đó, 126 trang trại trồng cây hàng năm, 419 trang trại trồng cây lâu năm, 106 trang trại chăn nuôi, 100 trang trại lâm nghiệp, 91 trang trại nuôi trồng thủy sản và 60 trang trại kinh doanh tổng hợp.

Tổng số lao động của 902 trang trại là 3.965, bình quân lao động trong mỗi trang trại là 4,4 người.

Tổng diện tích đất của trang trại là 5.665,3ha.

Tổng giá trị thu nhập của trang trại là 46,9 tỷ đồng, bình quân thu nhập của một trang trại đạt 52 triệu đồng.

Tuy nhiên, năm 2011 tiêu chí trang trại được nâng lên một cách rất “ngặt nghèo”, bởi có một số tiêu chí quá cao so với tỉnh nghèo Quảng Trị như giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm, diện tích tối thiểu của trang trại là 2,1ha, đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31ha, và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên… trong khi hiện nay đất chật người đông.

Chiếu theo tiêu chí mới năm 2011, hiện nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại được cấp phép, giảm 876 trang trại so với năm 2010.

Nông dân gặp khó

876 trang trại bị loại bỏ theo tiêu chí mới đồng nghĩa với việc số trang trại đó không có cơ hội tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, làm hạn chế việc phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Trị.

Chính vì vậy, theo ông Trần Văn Thu (ảnh) – Chi Cục trưởng Chi cục NNPTNT tỉnh Quảng Trị, nhà nước cần bổ sung, sửa đổi tiêu chí tại Thông tư 27 cho phù hợp với từng vùng, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có Quảng Trị.

Theo ông Thu, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của nền kinh tế trang trại trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho nhiều nông dân có thu nhập cao, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào sự phát triển cơ cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn…

Ông Thu nói thêm, con người miền Trung nói chung và người Quảng Trị nói riêng cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn của trang trại chủ yếu là vốn tự có, số ít thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để vay vốn tín chấp phát triển sản xuất.

Còn lại hầu hết các trang trại hiện chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước.

Việc tìm đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc giá cả thị trường bấp bênh… Vì vậy, quy mô trang trại còn nhỏ so với tiềm năng phát triển.

Theo ông Thu, để khắc phục khó khăn trên, các cấp ngành Trung ương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ chung cho loại hình trạng trại một cách cụ thể, tính khả thi cao, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến…

Ban hành thủ tục vay vốn phù hợp với đặc thù loại hình kinh tế tập thể, trang trại… nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển hết tiềm năng của mình.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi Phúc Trạch Đang Hồi Sinh Sau Nhiều Năm Thất Bát Bưởi Phúc Trạch Đang Hồi Sinh Sau Nhiều Năm Thất Bát

Sau nhiều năm thất bát, năm nay ông đã chăm sóc theo đúng quy trình, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, xới xáo tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh hại và hoàn chỉnh hệ thống tưới, thoát úng, nhờ vậy tỷ lệ cây đạt quả rất cao. Ước tính vườn bưởi của ông Cường có hơn 4.000 quả, dự kiến cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

08/08/2014
Ngao Há Miệng, Người ... Há Mồm Ngao Há Miệng, Người ... Há Mồm

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.

29/07/2014
Hướng Dẫn Việc Cấp Mã Số Nhận Diện Cơ Sở Nuôi Và Xác Nhận Đăng Ký Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Hướng Dẫn Việc Cấp Mã Số Nhận Diện Cơ Sở Nuôi Và Xác Nhận Đăng Ký Nuôi Cá Tra Thương Phẩm

Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.

09/08/2014
Chi Cục Khai Thác Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ Chi Cục Khai Thác Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

09/08/2014
“Chè VietGap” Ở Quang Bình (Hà Giang) “Chè VietGap” Ở Quang Bình (Hà Giang)

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

09/08/2014