Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại

Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại
Ngày đăng: 19/10/2015

Không được công nhận trạng trại, nông dân gặp khó trong vay vốn và nhiều vấn đề khác.

Tiêu chí “ngặt nghèo” với tỉnh nghèo

Năm 2010, có hai tiêu chí trang trại: Một là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm: từ 40 triệu đồng/năm trở lên.

Hai là quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương đương với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế (có kèm theo tiêu chí nhỏ cụ thể).

Chiếu theo hai tiêu chí trên, Quảng Trị được công nhận 902 trang trại.

Số lượng trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí hiện nay chỉ ở con số 26.

Trong đó, 126 trang trại trồng cây hàng năm, 419 trang trại trồng cây lâu năm, 106 trang trại chăn nuôi, 100 trang trại lâm nghiệp, 91 trang trại nuôi trồng thủy sản và 60 trang trại kinh doanh tổng hợp.

Tổng số lao động của 902 trang trại là 3.965, bình quân lao động trong mỗi trang trại là 4,4 người.

Tổng diện tích đất của trang trại là 5.665,3ha.

Tổng giá trị thu nhập của trang trại là 46,9 tỷ đồng, bình quân thu nhập của một trang trại đạt 52 triệu đồng.

Tuy nhiên, năm 2011 tiêu chí trang trại được nâng lên một cách rất “ngặt nghèo”, bởi có một số tiêu chí quá cao so với tỉnh nghèo Quảng Trị như giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm, diện tích tối thiểu của trang trại là 2,1ha, đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31ha, và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên… trong khi hiện nay đất chật người đông.

Chiếu theo tiêu chí mới năm 2011, hiện nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại được cấp phép, giảm 876 trang trại so với năm 2010.

Nông dân gặp khó

876 trang trại bị loại bỏ theo tiêu chí mới đồng nghĩa với việc số trang trại đó không có cơ hội tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, làm hạn chế việc phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Trị.

Chính vì vậy, theo ông Trần Văn Thu (ảnh) – Chi Cục trưởng Chi cục NNPTNT tỉnh Quảng Trị, nhà nước cần bổ sung, sửa đổi tiêu chí tại Thông tư 27 cho phù hợp với từng vùng, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có Quảng Trị.

Theo ông Thu, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của nền kinh tế trang trại trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho nhiều nông dân có thu nhập cao, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào sự phát triển cơ cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn…

Ông Thu nói thêm, con người miền Trung nói chung và người Quảng Trị nói riêng cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn của trang trại chủ yếu là vốn tự có, số ít thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để vay vốn tín chấp phát triển sản xuất.

Còn lại hầu hết các trang trại hiện chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước.

Việc tìm đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc giá cả thị trường bấp bênh… Vì vậy, quy mô trang trại còn nhỏ so với tiềm năng phát triển.

Theo ông Thu, để khắc phục khó khăn trên, các cấp ngành Trung ương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ chung cho loại hình trạng trại một cách cụ thể, tính khả thi cao, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến…

Ban hành thủ tục vay vốn phù hợp với đặc thù loại hình kinh tế tập thể, trang trại… nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển hết tiềm năng của mình.


Có thể bạn quan tâm

Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3 Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

03/11/2014
Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

03/11/2014
Cá Kèo Rớt Giá Còn 40.000 - 50.000/kg Cá Kèo Rớt Giá Còn 40.000 - 50.000/kg

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.

03/11/2014
Quỳnh Lưu (Nghệ An) Được Mùa Tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) Được Mùa Tôm

Xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tôm công nghiệp 100 ha; vùng HTX Lộc Thuỷ 86,2 ha, lớn nhất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nuôi tôm vụ 2 đạt 70% diện tích. Ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng không giấu nổi niềm vui khi thành công của vụ 2 đã ăn chắc.

03/11/2014
Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao

Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.

03/11/2014