Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.
Việc nuôi cá này được sự giám sát khá chặt chẽ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật của huyện và của tỉnh (Sở KH-CN Lâm Đồng). Đến tháng 8/2012, cá lăng nuôi trong lồng chết đồng loạt (gần như chết toàn bộ 80 con cá giống).
Ngay sau khi cá bị chết đồng loạt, huyện cũng đã có động thái làm sạch ao hồ, xem lại quy chuẩn lồng bè, soát xét nguồn thức ăn cho cá… Cũng cần nói thêm, với 100 con cá lăng giống nuôi theo hình thức thả ao thì phát triển bình thường và có dấu hiệu thành công.
Cùng với hình thức nuôi trong ao, cá lăng nuôi lồng đang là mô hình được nông dân trong tỉnh (và nhiều tỉnh khác) quan tâm. Việc tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra lời khuyến cáo khả dĩ cho bà con đang là vấn đề đặt ra đối với cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Lo ngại thịt heo chứa chất cấm nên người dân chuyển hướng tiêu dùng khiến sức tiêu thụ các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là cá da trơn đang tăng rất mạnh.

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay các nhà máy đang gặp rất nhiều khó khăn, phải “ôm” hàng trăm ngàn tấn đường vì thị trường tiêu thụ ế ẩm…

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).

Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.