Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Giải Pháp Gỡ Khó Cho Phát Triển Tôm Giống

Cần Giải Pháp Gỡ Khó Cho Phát Triển Tôm Giống
Ngày đăng: 19/06/2014

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

Khẳng định thương hiệu, uy tín

Bình Thuận hiện có trên 100 cơ sở sản xuất tôm giống, tập trung nhiều nhất ở huyện Tuy Phong - nơi có nguồn tôm giống được thị trường ưa chuộng nhất cả nước hiện nay. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các cơ sở kinh doanh tôm giống đều được xây dựng khang trang, có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề.

Một số cơ sở có quy mô lớn và không ngừng mở rộng sản xuất, chất lượng tôm giống luôn được chú trọng, giữ vững uy tín trên thị trường. Thời gian qua, tỉnh đã và đang quản lý tốt chất lượng tôm giống. Chi cục Thủy sản tỉnh đặc biệt chú trọng quản lý ở 3 khâu gồm: quản lý yếu tố đầu vào (tôm bố mẹ, thức ăn, thuốc thú y và các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường); quản lý quá trình sản xuất và yếu tố đầu ra.

Theo thống kê, trong năm 2013, sản lượng tôm giống Bình Thuận đạt 18 tỷ con giống, trong đó tôm sú 1,7 tỷ con và tôm thẻ 16,3 tỷ con. Từ đầu năm đến nay, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 11 tỷ con giống, trong đó tôm sú 1 tỷ con, tôm thẻ chân trắng 10 tỷ con. Dự kiến của ngành thủy sản, năm 2014 Bình Thuận sẽ tiếp tục cung ứng cho các cơ sở nuôi tôm tại Việt Nam khoảng 20 tỷ con tôm giống.

Và thách thức

Theo Hiệp hội Tôm giống tỉnh, hiện nay diện tích nuôi tôm giống ngày càng thu hẹp, không đủ phát triển số lượng, chất lượng. Thể tích nuôi tôm giống mới chỉ đạt hơn 45.000m3, không đủ để cung cấp cho thị trường vốn đang rất “khát”. Vì vậy, theo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôm giống, giải pháp để duy trì lợi thế, tăng nguồn thu từ tôm giống là tìm cách hình thành một vùng sản xuất tôm giống tập trung, vùng nuôi công nghiệp cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đến nay việc quy hoạch mới vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Vùng quy hoạch nuôi tôm giống tại xã Chí Công với diện tích 157 hecta từ nguồn ngân sách trung ương lại không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Nguyên nhân theo ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Trước kia chính quyền xây dựng quy hoạch dựa trên tiêu chí chưa sát với thực tế, do đó dẫn đến tình trạng đất quy hoạch cho du lịch thì không phát triển, trong khi ngành nuôi tôm phát triển tốt nhưng lại vướng quy hoạch. Bài toán con tôm hay làm du lịch tại địa phương đang được các doanh nghiệp đặt lên bàn cân”.

Bên cạnh vấn đề quy hoạch, mở rộng vùng nuôi tôm giống, lãnh đạo Công ty Tôm giống Nam Miền Trung băn khoăn: “Hiện nay, số lượng tôm bố mẹ chủ yếu được ký hợp đồng mua từ những nước có nguồn tôm bố mẹ có chất lượng cao như Mỹ, Thái Lan, Singapore.

Việc chủ động sản xuất tôm bố mẹ luôn được các doanh nghiệp quan tâm, tuy nhiên để làm việc này cần kinh phí lớn, trong khi đó, điều kiện sản xuất tôm bố mẹ (vị trí, môi trường, cách ly an toàn sản xuất tôm bố mẹ) chưa an toàn”. Ngoài ra, vấn đề các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là việc phát triển tôm giống còn bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường biển và khói bụi của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân.

Mới đây, tại buổi làm việc với Hiệp hội Tôm giống tỉnh và các doanh nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chia sẻ những khó khăn chung mà các doanh nghiệp sản xuất tôm giống gặp phải. Đồng thời, đề nghị các ngành chức năng, chính quyền địa phương cùng với doanh nghiệp bàn bạc tìm hướng tháo gỡ, tiếp tục duy trì sản xuất, giữ vững thương hiệu tôm giống Bình Thuận.

Phó Bí thư Tỉnh ủy động viên các doanh nghiệp sản xuất tôm giống chủ động vượt qua khó khăn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất tôm giống sạch bệnh cung cấp đủ cho thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Cấp Giống Tái Canh Cây Cà Phê Cấp Giống Tái Canh Cây Cà Phê

Để thực hiện chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong 2 năm qua, từ nguồn vốn của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), người dân trong tỉnh còn được cấp miễn phí giống cà phê để “trẻ hóa” vườn cây. Tuy nhiên, qua thực tế cấp phát cho thấy, công tác này đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là ở cấp cơ sở, nơi mà việc triển khai còn mang tính hình thức đại trà, chiếu lệ.

31/07/2013
Trồng Lúa Nhật Lợi Nhuận Từ 30 - 35 Triệu Đồng/héc-Ta Trồng Lúa Nhật Lợi Nhuận Từ 30 - 35 Triệu Đồng/héc-Ta

Hội Nông dân xã Bình Phú (Châu Phú - An Giang) cho biết, vụ hè thu năm nay, xã Bình Phú có 27 hộ trồng lúa Nhật, với tổng diện tích trên 120 héc-ta, đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/héc-ta. Toàn bộ sản phẩm được Công ty TNHH Angimex - Kitoku mua với giá 8.400 đồng/kg lúa khô, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 30 - 35 triệu đồng/héc-ta.

31/07/2013
Bác Bỏ Tin Đồn Về Trường Hợp “Mít Non Nhúng Thuốc Trung Quốc” Bác Bỏ Tin Đồn Về Trường Hợp “Mít Non Nhúng Thuốc Trung Quốc”

Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.

31/07/2013
Liên Kết Bám Biển Thời Xăng Dầu Tăng Giá Liên Kết Bám Biển Thời Xăng Dầu Tăng Giá

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.

31/07/2013
Keo Giống Hút Hàng Keo Giống Hút Hàng

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.

31/07/2013