Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần giải pháp để phát triển rau an toàn

Cần giải pháp để phát triển rau an toàn
Ngày đăng: 17/09/2015

Từ hiệu quả hoạt động của mô hình trồng rau an toàn ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), hàng năm, Hội Nông dân TP. Long Xuyên phối hợp ngành chức năng tổ chức nhiều lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn cho nông dân, tạo điều kiện cho bà con tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng rau an toàn trong và ngoài tỉnh.

Từ đó, góp phần tăng vòng quay của đất lên 7 - 8 vụ/năm, lợi nhuận tăng cao hơn trước nhiều lần khi còn độc canh cây lúa, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng cao. Theo Chủ tịch Hội Nông dân TP. Long Xuyên Lương Sơn Thủy, mô hình trồng rau an toàn xuất phát trước tiên ở phường Mỹ Thạnh, tuy nhiên, vì xã Mỹ Hòa Hưng là xã điểm nông thôn mới nên được ưu tiên đầu tư nhiều hơn.

Có thể nói, vì hiện nay chưa có thị trường tiêu thụ ổn định nên giá cả rau an toàn còn bấp bênh, bà con chưa thật sự mặn mà và hoạt động của những tổ hợp tác sản xuất rau an toàn chưa thật sự mạnh. Sắp tới, hội cố gắng tìm thêm nhiều thị trường tiêu thụ để đảm bảo đầu ra sản phẩm, giúp thành viên của các tổ an tâm sản xuất rau an toàn, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất của mình.

Trồng rau an toàn ở phường Mỹ Thạnh

Gần 20 năm canh tác rau màu, với diện tích khoảng 3.000m2, ông Mai Thành Phước (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên) chủ yếu trồng các loại: Rau thơm, dưa leo, cà chua, khổ qua… Mỗi ngày, ông Phước giao khoảng 300kg rau quả các loại về đầu mối tại chợ Long Xuyên.

Trước đây, nông dân vẫn trồng rau màu theo kiểu truyền thống, phun phân thuốc trừ sâu chưa theo liều lượng nhất định. “Trồng rau theo kiểu truyền thống vừa ít lợi nhuận, vừa không được thị trường ưa chuộng nên tôi và nhiều hộ nông dân ở đây chuyển hẳn sang mô hình trồng rau an toàn. So với lúa thì trồng rau màu cực hơn, nhưng đầu tư ít vốn mà lợi nhuận cao và gần như có thu nhập hàng ngày”- ông Phước giải thích.

Hiện nay, ông Phước được đầu tư thêm nhà lưới 500m2 để trồng các loại rau, như: Xà lách, cải xanh, cần ô… “Những loại rau này trồng trong nhà lưới vào những tháng mưa sẽ tránh được dập lá, đổ ngã, nhờ vậy rau sẽ bán được giá cao hơn”- ông Phước chia sẻ. Rau thơm, rau muống… là các loại dễ trồng.

Từ lúc gieo hạt, rau muống đến khoảng 18 ngày đã có thể thu hoạch, chi phí phân, thuốc cũng rất nhẹ, chỉ cực nhất lúc thu hoạch phải tốn nhiều nhân công nhổ, sắp xếp, rửa và bó lại trước khi đem giao cho đầu mối tiêu thụ. Thời điểm trời mưa, loại rau này hay bị đổ ngã, thu hoạch gặp khó khăn… nên nếu trồng trong nhà lưới thì chi phí nhân công thu hoạch sẽ giảm hơn rất nhiều.

Tuy không trồng trong nhà lưới, nhưng việc phun xịt thuốc trừ sâu đều theo quy định.

“Tới thời gian thu hoạch, phải cách ly phân, thuốc khoảng mười ngày, nửa tháng. Chỉ khi phát hiện sâu bệnh, mới tiến hành phun xịt những loại thuốc nằm trong danh mục cho phép lưu hành trên các loại rau màu. Còn nếu không bị sâu bệnh tấn công thì không cần phun xịt, nên giảm được chi phí sản xuất, lợi nhuận cao hơn”- ông Phước phân tích.

Nhận thức được việc trồng rau trong nhà lưới sẽ tránh được nhiều loại côn trùng gây bệnh, nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá cao nên nông dân còn ngán ngại. Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thạnh Nguyễn Hồng Lạc cho biết, hiện Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn có 22 thành viên, với diện tích sản xuất khoảng 3,5 héc-ta, gồm các loại rau ăn lá, ăn quả.

Trước đây, Hội Nông dân phường thường xuyên mở các lớp tập huấn trồng rau an toàn để cung cấp kiến thức cho bà con. Qua đó, nông dân nhận rõ lợi ích của việc hạn chế lượng phân thuốc phun xịt trong quá trình chăm sóc, ý thức hơn về việc sản xuất của mình, cho ra những sản phẩm rau an toàn đến tay người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Trang trại kinh tế tiền tỷ Trang trại kinh tế tiền tỷ

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

27/04/2015
Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

27/04/2015
Cá nước lạnh “đóng băng” Cá nước lạnh “đóng băng”

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

27/04/2015
Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

27/04/2015
Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015 Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

27/04/2015