Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần giải pháp để phát triển rau an toàn

Cần giải pháp để phát triển rau an toàn
Ngày đăng: 17/09/2015

Từ hiệu quả hoạt động của mô hình trồng rau an toàn ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), hàng năm, Hội Nông dân TP. Long Xuyên phối hợp ngành chức năng tổ chức nhiều lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn cho nông dân, tạo điều kiện cho bà con tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng rau an toàn trong và ngoài tỉnh.

Từ đó, góp phần tăng vòng quay của đất lên 7 - 8 vụ/năm, lợi nhuận tăng cao hơn trước nhiều lần khi còn độc canh cây lúa, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng cao. Theo Chủ tịch Hội Nông dân TP. Long Xuyên Lương Sơn Thủy, mô hình trồng rau an toàn xuất phát trước tiên ở phường Mỹ Thạnh, tuy nhiên, vì xã Mỹ Hòa Hưng là xã điểm nông thôn mới nên được ưu tiên đầu tư nhiều hơn.

Có thể nói, vì hiện nay chưa có thị trường tiêu thụ ổn định nên giá cả rau an toàn còn bấp bênh, bà con chưa thật sự mặn mà và hoạt động của những tổ hợp tác sản xuất rau an toàn chưa thật sự mạnh. Sắp tới, hội cố gắng tìm thêm nhiều thị trường tiêu thụ để đảm bảo đầu ra sản phẩm, giúp thành viên của các tổ an tâm sản xuất rau an toàn, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất của mình.

Trồng rau an toàn ở phường Mỹ Thạnh

Gần 20 năm canh tác rau màu, với diện tích khoảng 3.000m2, ông Mai Thành Phước (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên) chủ yếu trồng các loại: Rau thơm, dưa leo, cà chua, khổ qua… Mỗi ngày, ông Phước giao khoảng 300kg rau quả các loại về đầu mối tại chợ Long Xuyên.

Trước đây, nông dân vẫn trồng rau màu theo kiểu truyền thống, phun phân thuốc trừ sâu chưa theo liều lượng nhất định. “Trồng rau theo kiểu truyền thống vừa ít lợi nhuận, vừa không được thị trường ưa chuộng nên tôi và nhiều hộ nông dân ở đây chuyển hẳn sang mô hình trồng rau an toàn. So với lúa thì trồng rau màu cực hơn, nhưng đầu tư ít vốn mà lợi nhuận cao và gần như có thu nhập hàng ngày”- ông Phước giải thích.

Hiện nay, ông Phước được đầu tư thêm nhà lưới 500m2 để trồng các loại rau, như: Xà lách, cải xanh, cần ô… “Những loại rau này trồng trong nhà lưới vào những tháng mưa sẽ tránh được dập lá, đổ ngã, nhờ vậy rau sẽ bán được giá cao hơn”- ông Phước chia sẻ. Rau thơm, rau muống… là các loại dễ trồng.

Từ lúc gieo hạt, rau muống đến khoảng 18 ngày đã có thể thu hoạch, chi phí phân, thuốc cũng rất nhẹ, chỉ cực nhất lúc thu hoạch phải tốn nhiều nhân công nhổ, sắp xếp, rửa và bó lại trước khi đem giao cho đầu mối tiêu thụ. Thời điểm trời mưa, loại rau này hay bị đổ ngã, thu hoạch gặp khó khăn… nên nếu trồng trong nhà lưới thì chi phí nhân công thu hoạch sẽ giảm hơn rất nhiều.

Tuy không trồng trong nhà lưới, nhưng việc phun xịt thuốc trừ sâu đều theo quy định.

“Tới thời gian thu hoạch, phải cách ly phân, thuốc khoảng mười ngày, nửa tháng. Chỉ khi phát hiện sâu bệnh, mới tiến hành phun xịt những loại thuốc nằm trong danh mục cho phép lưu hành trên các loại rau màu. Còn nếu không bị sâu bệnh tấn công thì không cần phun xịt, nên giảm được chi phí sản xuất, lợi nhuận cao hơn”- ông Phước phân tích.

Nhận thức được việc trồng rau trong nhà lưới sẽ tránh được nhiều loại côn trùng gây bệnh, nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá cao nên nông dân còn ngán ngại. Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thạnh Nguyễn Hồng Lạc cho biết, hiện Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn có 22 thành viên, với diện tích sản xuất khoảng 3,5 héc-ta, gồm các loại rau ăn lá, ăn quả.

Trước đây, Hội Nông dân phường thường xuyên mở các lớp tập huấn trồng rau an toàn để cung cấp kiến thức cho bà con. Qua đó, nông dân nhận rõ lợi ích của việc hạn chế lượng phân thuốc phun xịt trong quá trình chăm sóc, ý thức hơn về việc sản xuất của mình, cho ra những sản phẩm rau an toàn đến tay người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

07/11/2014
Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút

Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh.

05/09/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng

Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện đang vào vụ thu hoạch rộ tôm trứng, với diện tích trên 450ha tập trung ở các xã: Phú Thành A, Phú Thành B, thị trấn Tràm Chim. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên giá tôm càng xanh giảm so với cùng kì năm 2013. Song song đó, nước lũ năm nay thấp dẫn đến sản lượng tôm không đạt, chi phí đầu vào tăng, khiến bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

07/11/2014
Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi vịt là một nghề không cần vốn đầu tư nhiều so với những ngành chăn nuôi khác, đồng thời thời gian nuôi ngắn, các hộ dân xoay vòng vốn nhanh, tận dụng thức ăn tự nhiên với tỷ lệ cao.

05/09/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD

Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.

07/11/2014