Cần đưa ngay vàng ô vào danh mục chất cấm

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ mang lại hậu quả khó lường cho người tiêu dùng .
Hôm qua 13.11, bên hành lang kỳ họp Quốc hội, trao đổi với NTNN, bà Khanh cho biết: Tôi đã có kiến nghị với cơ quan chức năng là đối với các chất cấm thì không quy định ngưỡng cho phép nữa.
Cụ thể, tôi đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và ông đã hứa sẽ trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 57 về quản lý chất cấm, trong đó có việc đưa chất vàng ô vào danh mục cấm.
Theo ý bà thì chỉ cần phát hiện có chất cấm trong mẫu nước tiểu của con vật là có thể xử lý được đối tượng sử dụng chất cấm?
- Tôi cho rằng, chúng ta không quy định ngưỡng chất cấm nữa, mà căn cứ vào ngưỡng tối thiểu theo xác định của máy.
Khi đó, chỉ cần căn cứ theo ngưỡng xác định của máy bao nhiêu là xử lý luôn, chứ không phải chờ đến khi xét nghiệm xem vượt ngưỡng bao nhiêu mới xử lý.
Cái khó hiện nay như đối với chất Salbutamol là bên y tế vẫn cho phép dùng để chữa bệnh, nhưng trong chăn nuôi thì lại cấm sử dụng.
Đây có phải là điều khiến chúng ta không thể xử lý hình sự được hành vi này?
- Chúng ta phải xác định thịt gà, lợn...
là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày và nếu không sửa đổi các quy định của pháp luật hiện nay, sẽ không thể xử lý hình sự được.
Chẳng hạn như đối với việc sử dụng chất Salbutamol trong chăn nuôi, rất khó truy xuất xem ai là người sử dụng, vì chúng ta không có quy định thương lái hay người chăn nuôi phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều vụ sử dụng chất cấm, cơ quan chức ăn chỉ lấy mẫu mới phát hiện.
Vậy với vụ trộn chất vàng ô vào TACN như ở Hải Dương bị bắt quả tang, vì sao chúng ta vẫn không thể tiến hành xử lý hình sự?
- Riêng vụ ở Hải Dương, nếu bắt quả tang thì có thể xử theo Nghị định 119, tức là họ vượt mức quy định là bao nhiêu, nhưng việc xử lý rất khó vì chúng ta chưa đưa vàng ô vào danh mục cấm.
Do đó, phải nhanh chóng sửa đổi quy định của pháp luật để đưa chất này vào danh mục cấm.
Tôi cho rằng, việc sử dụng chất cấm này, còn tác hại hơn cả ma túy.
Có thể nói, những người sử dụng chất cấm này cho chăn nuôi là không còn tính người nữa, phải xử lý cho đến nơi, đến chốn.
Đây là một tội ác không thể nào tưởng tượng được.
Có thể, đây chỉ là một phát hiện nhỏ, trên thực tế việc vi phạm còn diễn ra lớn hơn nhiều.
Xin cảm ơn bà!
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông Na Hang, UBND xã Năng Khả tổ chức triển khai thực hiện dự án chăn nuôi trâu sinh sản cho 10 hộ gia đình trên địa bàn xã Năng Khả, với tổng số vốn đầu tư gần 400 triệu đồng.

Trong hai tháng 5 và 6/2013, các Trạm Khuyến nông ở huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu... của tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt cấp cá giống cho các hộ dân trong vùng gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

Tháng 4-2013, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hà Thanh (Tứ Kỳ - Hải Dương) phối hợp với Công ty Nông sản Hải Dương triển khai sản xuất giống ngô ngọt trên diện tích 15 ha.

Thăm trang trại tổng hợp của ông Đàm Thọ ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chúng tôi cảm phục trước nghị lực và táo bạo của vợ chồng ông.

Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2013 của Đồng Nai ước đạt hơn 85 ngàn tấn, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu cà phê từ đầu năm đến nay không chỉ giảm mạnh về sản lượng mà giá cũng giảm. Theo một số chuyên gia kinh tế, nguyên nhân khiến cà phê xuất khẩu giảm mạnh là do niên vụ 2012-2013, cà phê trên thế giới được mùa, nguồn cung khá dồi dào.