Cần Có Sự Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa 4 Nhà Để Phát Triển Ca Cao Bền Vững

Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.
Dak Lak hiện có trên 2.000 ha ca cao, năng suất bình quân 12 tạ hạt khô/ha, tổng sản lượng 1.427 tấn hạt khô. Theo đánh giá của dự án, ca cao là cây có nhiều tiềm năng, đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các dự án, tổ chức, công ty trong và ngoài nước và ngành nông nghiệp địa phương.
Tuy nhiên, đây là đối tượng cây trồng mới nên nông dân chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, công tác truyền thông bước đầu đã được địa phương, doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ nông dân sản xuất ca cao thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo về mô hình… song vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, để phát triển ca cao bền vững rất cần sự phối hợp chặt chẽ của "bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế; phải tập trung ưu tiên lợi ích kinh tế của người nông dân lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa cơ quan truyền thông với cơ quan quản lý, doanh nghiệp sản xuất, thu mua ca cao; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hội thảo, hội nghị, tham quan trình diễn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ thuật trồng, chăm sóc ca cao cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cua biển trong vuông tôm là cách làm truyền thống đã có từ nhiều năm qua ở ấp An Bình, xã An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre). Vài năm trở lại đây, mô hình “2 trong 1” này mang lại hiệu quả cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân từ 10 - 15 triệu đồng/công/năm.

Theo dự báo, Hiệp định TPP tác động mạnh tới ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tác động và tái cơ cấu ngành chăn nuôi để ứng phó với những biến động khi Hiệp định TPP có hiệu lực liên tục diễn ra.

Theo UBND xã Cát Tài (Phù Cát - Bình Định), từ đầu năm đến nay, nông dân trên địa bàn xã đã đưa vào sản xuất gần 300 ha bắp lai (giống CP 888), nhằm thu hoạch cây non, lá, trái bắp non bán cho Công ty Cổ phần Bò sữa Nhơn Tân để làm thức ăn cho đàn bò sữa.

UBND tỉnh Phú Yên vừa có quyết định công bố dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc tại xã Xuân Quang 1 (huyện Đồng Xuân) kể từ ngày 22/10.

Sau thời gian tìm tòi nghiên cứu, chọn địa điểm, điều kiện môi trường chăn nuôi, cuối năm 2014, anh Trần Hữu Chí ở xã Phú Ngãi quyết định đầu tư trại dê Thành Công.