Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Có Sự Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa 4 Nhà Để Phát Triển Ca Cao Bền Vững

Cần Có Sự Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa 4 Nhà Để Phát Triển Ca Cao Bền Vững
Ngày đăng: 21/07/2014

Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.

Dak Lak hiện có trên 2.000 ha ca cao, năng suất bình quân 12 tạ hạt khô/ha, tổng sản lượng 1.427 tấn hạt khô. Theo đánh giá của dự án, ca cao là cây có nhiều tiềm năng, đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các dự án, tổ chức, công ty trong và ngoài nước và ngành nông nghiệp địa phương.

Tuy nhiên, đây là đối tượng cây trồng mới nên nông dân chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, công tác truyền thông bước đầu đã được địa phương, doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ nông dân sản xuất ca cao thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo về mô hình… song vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, để phát triển ca cao bền vững rất cần sự phối hợp chặt chẽ của "bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế; phải tập trung ưu tiên lợi ích kinh tế của người nông dân lên hàng đầu.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa cơ quan truyền thông với cơ quan quản lý, doanh nghiệp sản xuất, thu mua ca cao; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hội thảo, hội nghị, tham quan trình diễn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ thuật trồng, chăm sóc ca cao cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Đánh Giá Mô Hình Nuôi Lợn Đen Bản Địa Tại Mường Khương (Lào Cai) Đánh Giá Mô Hình Nuôi Lợn Đen Bản Địa Tại Mường Khương (Lào Cai)

Ngày 25/8, tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa thuộc Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thuộc Dự án RVN - A92 do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.

27/06/2013
Nuôi Ngao, Nuôi Nghêu Nuôi Ngao, Nuôi Nghêu

Ngao và nghêu là anh em họ hàng với nhau. Nó đều là loài nhuyễn thể, có hình dáng giống nhau. Ngao chủ yếu phân bố ở phía Bắc còn nghêu thì ở phía Nam.

27/06/2013
Giá Mủ Cao Su Rớt Dần, Xuất Bán Chậm Giá Mủ Cao Su Rớt Dần, Xuất Bán Chậm

Cao su đã vào mùa cạo mủ được khoảng 1,5 tháng thì giá mủ rớt dần khiến những chủ vườn ở Tánh Linh, Đức Linh còn ngại ngần, chưa cạo.

27/06/2013
Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

27/06/2013
Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

27/06/2013