Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần có đầu ra ổn định cho cà phê Sơn La

Cần có đầu ra ổn định cho cà phê Sơn La
Ngày đăng: 25/10/2015

Và năm nay cũng vậy, với sản lượng cà phê tăng khoảng 50% so với năm 2014, thời điểm đầu vụ thu hoạch, giá cà phê quả tươi chỉ 2.500 đồng/kg và nhích dần đến nay là 4.500 đồng/kg.

Với mức giá này thì người trồng cà phê cầm chắc thua lỗ trong tay.

Nông dân xã Chiềng Ban (Mai Sơn) thu hái cà phê đầu vụ.

Xã Hua La (Thành phố) có 15 bản, hơn 1.700 hộ, gần 7.800 nhân khẩu, cả xã có 98% hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp, trong đó cà phê chiếm đến 99% đất sản xuất.

Toàn xã hiện có 1.100 ha cây cà phê cho thu hoạch quả, năng suất năm nay dự kiến 12 tấn/ha.

Được biết, hiện nay giá cà phê trên địa bàn đã tăng lên 4.500 đồng/kg, cao hơn 2.000 đồng/kg so với đầu vụ.

Với mức giá này thì người trồng cà phê vẫn bị lỗ, bởi bình quân 1ha cây cà phê, người dân phải đầu tư 3 tấn phân lân và ka li hết 24 triệu đồng; thuốc trừ sâu 2 triệu đồng; công làm cỏ 6 triệu đồng.

Đấy là chưa kể cứ 2 năm lại bón 10m3 phân chuồng trị giá 7 - 8 triệu đồng.

Đối với những nhà ít lao động phải thuê hái với giá 1.500 - 2.000 đồng/kg quả cà phê tươi (với 12 tấn quả/ha thì chủ vườn cũng phải chi mất hơn 20 triệu đồng tiền thuê hái quả).

Ông Lèo Văn Toan, Chủ tịch Hội nông dân xã Hua La cho biết: người trồng cà phê phải bán được giá từ 5.000 - 6.000 đồng/kg mới gọi là lấy công làm lãi.

Còn đối với những hộ phải thuê hái cà phê thì coi như chủ vườn làm không công.

Còn anh Lò Văn Sơn, bản Nam, xã Hua La (Thành phố) đã làm nghề thu mua cà phê được 4 năm nay chia sẻ: giá cà phê đầu vụ năm 2014 là 3.500 đồng/kg, cao hơn giá đầu vụ năm nay 1.000 đồng/kg.

Theo kinh nghiệm của anh Sơn thì giá cà phê năm nay có thể cao nhất cũng chỉ 8.000 - 9.000 đồng/kg, thấp hơn năm 2014 từ 2.000 - 3.000 đồng/kg do được mùa.

Được biết, năm nào bước vào mùa thu hoạch cà phê ở tỉnh ta, giá thu mua quả cà phê tươi mới hái lứa đầu thường rất thấp, sau mới tăng dần lên.

Điển hình năm nay, giá cà phê đầu vụ chỉ 2.500 đồng/kg rồi mới tăng lên 3.700 - 4.500 đồng/kg.

Lý giải về điều này, bà Phạm Thị Lý, Doanh nghiệp cà phê Minh Tiến giải thích: Đặc điểm cây cà phê Sơn La phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nên ra hoa, đậu quả thành nhiều đợt, chất lượng quả không đồng đều.

Đối với loạt quả thu hái đầu tiên, tương ứng với đợt ra hoa đầu đúng dịp thời tiết không thuận lợi chất lượng quả kém, thường hay bị đen vỏ và nhiều hạt lép, tỷ lệ hạt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thấp, vì vậy khi thu mua, Doanh nghiệp phải đánh giá chất lượng quả để định giá; chất lượng quả càng tốt thì giá thu mua càng cao.

Hiện nay, Công ty vẫn chưa thu mua mà chủ yếu là các thương lái tự thu mua và tự định giá trên thị trường.

Theo người trồng cà phê, gần như họ không tự định được giá cà phê, mà hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, khi nào có nhiều người mua thì giá tăng, còn khi ít người mua thì giá lại giảm.

Vì vậy, chuyện quả cà phê được mùa mất giá, mất mùa được giá năm nào cũng xảy ra.

Đặc biệt, do hầu hết diện tích cây cà phê của tỉnh vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết nên năng suất thấp, chất lượng quả không đồng đều, dẫn đến nhiều mức giá thu mua khác nhau.

Để khắc phục điều này, tỉnh ta đã đưa vào thử nghiệm công nghệ tưới ẩm Isarael ở một số hộ trồng cà phê của huyện Mai Sơn và Thành phố.

Với mô hình này, người trồng cà phê có thể chủ động cho cây cà phê ra hoa và đậu quả một đợt để chất lượng quả đồng đều hơn và giảm công thu hái.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của tỉnh cần nghiên cứu, kết nối người trồng cà phê với đơn vị, doanh nghiệp thu mua trong nước và thị trường nước ngoài đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm cà phê của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Thoát nghèo nhờ nấm rơm Thoát nghèo nhờ nấm rơm

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân xã Bình Trị, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) trồng nấm rơm ở quy mô hộ gia đình rất hiệu quả.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp

Để phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Xuân và chị Dư Thị Hương xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhờ trồng trọt kết hợp với nuôi lợn, nuôi gà mỗi năm cho thu nhập 70 – 80 triệu đồng.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu

Cái tên Cường “liều” đã quá quen thuộc với người dân xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang). Từ đôi bàn tay trắng, không một thước đất cắm dùi, Ngô Quang Cường liều lĩnh bắt tay vào làm mô hình kinh tế trang trại ngay từ năm 24 tuổi. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây Cường đã trở thành một chủ trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất huyện Hiệp Hòa.

30/12/2015
Ra tù với đôi chân liệt, vẫn thành tỷ phú nhờ bồ câu Ra tù với đôi chân liệt, vẫn thành tỷ phú nhờ bồ câu

Hai lần tù tội, ra tù với đôi chân bị liệt... nhưng nhờ lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ, của vợ cộng với sự nỗ lực của bản thân, Đỗ Văn Kỳ (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) đã trở thành tỷ phú với ngôi nhà 7 tầng nổi tiếng được gọi là “lâu đài Kỳ bồ câu”.

30/12/2015
Bà chủ trang trại gà - cá : Thất bại chỉ là tạm thời Bà chủ trang trại gà - cá : Thất bại chỉ là tạm thời

Chứng kiến khu trang trại mênh mông, với những ao nuôi cá cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, ít ai nghĩ người gây dựng nên cơ nghiệp này lại là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chủ của trang trại ấy là Nguyễn Thị Liệu, thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

30/12/2015