Cần có biện pháp bảo tồn cây xáo tam phân

Chỉ còn 3 cây lớn
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về triển khai đề tài khoa học bảo tồn phát triển cây xáo tam phân, kỹ sư Trần Trung Thạch (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá phân bổ và đề xuất biện pháp bảo tồn cây xáo tam phân tại Khánh Hòa”.
Người dân ở xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa) trồng cây xáo tam phân tại nhà
Kỹ sư Thạch và các cộng sự đã thực hiện điều tra ở 28 xã, phường thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với tổng diện tích lên đến hơn 4.257ha; trong đó có 27 xã, phường phát hiện có cây xáo tam phân.
Tuy nhiên, do cây xáo tam phân được nhiều người tin rằng có thể chữa được bệnh ung thư và một số bệnh khác nên đã bị khai thác triệt để, đặc biệt là ở xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa).
Chính vì vậy, trong 18 tháng thực hiện đề tài, kỹ sư Thạch chỉ ghi nhận có 3 cây xáo tam phân lớn và 48 cây xáo tam phân tái sinh từ hạt và rễ.
Theo kỹ sư Thạch, cây xáo tam phân bắt đầu được phát hiện và khai thác từ năm 2012, kéo dài đến nay. Tuy nhiên từ đầu năm 2014, người khai thác rất hiếm khi phát hiện ra loài cây này. Năm 2012, giá xáo tam phân khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg nhưng hiện nay đã tăng lên 1 - 3 triệu đồng/kg. Do bị khai thác cạn kiệt nên thời gian gần đây xuất hiện thông tin có đối tượng đã trộn lẫn rễ, thân cây khác vào xáo tam phân để bán.
Cần biện pháp bảo tồn
Từ thực trạng cây xáo tam phân bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt diệt, kỹ sư Thạch cho rằng biện pháp bảo tồn là cần thiết và phải thực hiện nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Theo đó, hiện nay không nên bảo tồn tại chỗ mà nên áp dụng phương pháp bảo tồn chuyển vị, có nghĩa là chuyển cây xáo tam phân về nơi có điều kiện sống phù hợp để bảo vệ, nhân giống.
Biện pháp tốt nhất là chọn cây mẹ khỏe, phát triển tốt, không gây bệnh để tạo nguồn gen bảo tồn; xây dựng vườn ươm giống để theo dõi, phát triển, lựa chọn cây mẹ; nghiên cứu chọn các phương pháp tạo nguồn gen.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Mến (Viện trưởng Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ - Tây Nguyên) cũng khẳng định lượng xáo tam phân trong tự nhiên còn quá ít nên không thể bảo tồn tại chỗ.
Ông Mến chia sẻ thông tin hiện nay có khoảng 5.000 cây xáo tam phân đã được người dân ươm trồng rải rác ở nhiều địa phương. Đây là nguồn xáo tam phân quý để cơ quan chức năng xem xét bảo tồn.
Bên cạnh việc bảo vệ, kỹ sư Thạch còn kiến nghị Bộ Y tế có kết luận hoặc tiếp tục nghiên cứu thêm dược tính, hiệu quả sử dụng của cây xáo tam phân để địa phương có kế hoạch quản lý, sử dụng, phát triển.
Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ cần xây dựng chiến lược bảo tồn, giám sát loài xáo tam phân; xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp trong việc phát triển cây xáo tam phân.
Có thể bạn quan tâm

Vụ dong riềng năm nay, người dân các xã Tiền Yên, Đắc Sở, Cát Quế... (Hoài Đức, Hà Nội) trúng đậm, vì được mùa, được giá. Trung bình, mỗi sào dong thu 3 – 4 tấn. Với giá 1.700 đồng/kg, bà con thu lãi gấp đôi trồng lúa.

Với vị ngọt thơm ngon, quả to, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng lựa chọn, na dai Lục Nam (Bắc Giang) đang ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình, tiếp nối những vụ thu hoạch được mùa, được giá.

Hiện nay, việc áp dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò sữa, bò thịt cao sản đang được nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả, có nhiều ưu điểm, góp phần nâng cao chất lượng và số lượng đàn bò nuôi…

Sau một thời gian dài nuôi heo bị thua lỗ, anh Nguyễn Văn Bé Sáu ở ấp Mỹ Nghĩa I (Mỹ Đức Tây, Cái Bè, Tiền Giang) chuyển qua nuôi rắn mối và đã thu được lợi nhuận khá hấp dẫn.

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.