Cận Cảnh Hàng Nghìn Ngôi Nhà Chìm Trong Cơn Lũ Khủng Khiếp

Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đến thời điểm này đã có hơn 11 ngàn căn nhà bị ngập nước, 54 nhà bị cuốn trôi; đã di dời trên 1.700 hộ. Có gần 5 km đường quốc lộ và tỉnh lộ bị ngập, hư hỏng; trên 700 km đường giao thông nông thôn và 35 cầu, cống bị hư hỏng; tổng thiệt hại ước tính hơn 310 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã có trên 2 ngàn ha lúa thu đông mất trắng do vỡ bờ bao.
Mực nước khu vực đầu nguồn ở ĐBSCL vẫn đang diễn biến phức tạp. Lũ lớn vẫn đang tiếp tục gây nhiều thiệt hại về người và của. Các địa phương vùng lũ vẫn đang ra sức chống chọi và tiếp tục cho công tác khắc phục hậu quả.
Sạt lở vẫn cứ tiếp diễn đang là nỗi lo lớn cho các địa phương vùng lũ. Ở Đồng Tháp, ở các huyện Thanh Bình, Châu Thành, Cao Lãnh, tình trạng sạt lở đất ven sông đã gây nguy hiểm đến tính mạng nhân dân.
Tại địa bàn ấp Chi Sơn, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, dọc các khu dân cư, là cảnh nước trắng trời bao quanh, nhiều nhà dân nước ngập đến nóc, dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất hoặc bì bõm lội trong nhà.
Có thể bạn quan tâm

Nơi có sản lượng đạt cao là Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên do nông dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi thâm canh; công tác kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, giống và phòng chống dịch bệnh trên cá được chú trọng đã hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.

Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ thuốc, hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Thế nhưng, kết quả mang lại chưa như mong muốn. Dịch bệnh cứ tái đi, tái lại làm cho nhà vườn bất an, thậm chí có nơi đã nản lòng và quyết định đốn bỏ đến gần 50% diện tích.