Cận Cảnh Hàng Nghìn Ngôi Nhà Chìm Trong Cơn Lũ Khủng Khiếp

Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đến thời điểm này đã có hơn 11 ngàn căn nhà bị ngập nước, 54 nhà bị cuốn trôi; đã di dời trên 1.700 hộ. Có gần 5 km đường quốc lộ và tỉnh lộ bị ngập, hư hỏng; trên 700 km đường giao thông nông thôn và 35 cầu, cống bị hư hỏng; tổng thiệt hại ước tính hơn 310 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã có trên 2 ngàn ha lúa thu đông mất trắng do vỡ bờ bao.
Mực nước khu vực đầu nguồn ở ĐBSCL vẫn đang diễn biến phức tạp. Lũ lớn vẫn đang tiếp tục gây nhiều thiệt hại về người và của. Các địa phương vùng lũ vẫn đang ra sức chống chọi và tiếp tục cho công tác khắc phục hậu quả.
Sạt lở vẫn cứ tiếp diễn đang là nỗi lo lớn cho các địa phương vùng lũ. Ở Đồng Tháp, ở các huyện Thanh Bình, Châu Thành, Cao Lãnh, tình trạng sạt lở đất ven sông đã gây nguy hiểm đến tính mạng nhân dân.
Tại địa bàn ấp Chi Sơn, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, dọc các khu dân cư, là cảnh nước trắng trời bao quanh, nhiều nhà dân nước ngập đến nóc, dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất hoặc bì bõm lội trong nhà.
Có thể bạn quan tâm

Dù không phải là "xứ sở của cây nhãn", nhưng vài năm gần đây, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) bắt đầu quan tâm, phát triển loại cây ăn quả có giá trị kinh tế này.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, diện tích trồng cây chôm chôm toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay khoảng 231ha, trong đó 174ha đang cho trái và có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.296 tấn quả/vụ. Chôm chôm là cây ăn quả khá phù hợp đối với vùng đất đỏ bazan, hiện được trồng phổ biến ở các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và Đất Đỏ.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê của tỉnh chỉ đạt trên 134 ngàn tấn, giảm khoảng 63 ngàn tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đồng Nai chỉ đạt gần 271 triệu USD, đạt khoảng 53% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân trồng giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT của Công ty Syngenta đã tận mắt, tận tay trải nghiệm tính ưu việt của công nghệ mới, giúp cây ngô vừa chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate vừa kháng được sâu đục thân, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập. Đây là một tín hiệu vui cho người trồng ngô, nhất là trước tình hình giá ngô không ổn định như hiện nay.

Cùng với cây hồ tiêu, cà phê là một trong 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê (Gia Lai), góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển những năm qua.