Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp

Cần bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp
Ngày đăng: 30/09/2015

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, điều này còn dẫn đến nguy cơ, từ chính thị trường trong nước, là những loại nông sản mang tính thương mại cao có thể bị thay thế bởi hàng hóa nhập khẩu.

Thực tế và nguy cơ nói trên đòi hỏi nông nghiệp nước nhà phải nhanh chóng bứt phá, hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao, bền vững.

Những nước chúng ta có thể học hỏi có thể kể đến là Hà Lan, Israel, Nhật Bản...

Hà Lan có diện tích khoảng 4 triệu héc ta và dân số khoảng 17 triệu người, tương đương với đồng bằng sông Cửu Long. Dù có gần một nửa diện tích thấp hơn mặt nước biển với một mùa đông giá rét nhưng đây lại là nước đứng thứ ba thế giới về sản xuất rau, quả.

Israel với diện tích chỉ khoảng 2 triệu héc ta, bằng một nửa diện tích đồng bằng sông Cửu Long, lại có tới hơn 50% là sa mạc đang ở vị trí nước xuất khẩu hoa và rau quả tươi hàng đầu sang châu Âu.

Đặc biệt trong một thời gian không dài, Israel đã tăng 26% sản lượng nông sản trong khi giảm được 12% lượng nước tưới. Đó cũng là điều cần học hỏi khi lượng nước ngọt hàng năm ở nước ta đang giảm nhanh.

Phần lớn đồng ruộng của Nhật Bản manh mún không thua gì ở nước ta nhưng sản xuất của họ đạt hiệu quả cao, không chỉ nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ cao mà còn vì tổ chức hợp tác tốt.

Trước tiên, ta cần hoàn thiện chủ trương chính sách theo hướng thay đổi cấu trúc và quy mô sản xuất, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với tình trạng phần lớn các nông hộ có diện tích đất dưới một héc ta như hiện nay, dù có sản xuất lúa ba vụ như những năm qua và đạt được 30% tiền lời như ước muốn đi nữa thì cũng khó lòng thoát nghèo.

Suốt nhiều thập kỷ qua lúa là cây trồng có giá trị gia tăng thấp, vì vậy cần tính toán lại mức độ sản xuất vừa đủ để đảm bảo an ninh lương thực, đất đai, còn lại chuyển sang trồng các cây khác có giá trị gia tăng cao hơn.

Vấn đề này không dễ đối với nông dân, không phải về mặt kỹ thuật mà về đầu ra cho sản phẩm, nên cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tổ chức và tìm thị trường cho những loại cây trồng mới.

Về nguồn nhân lực kỹ thuật, nhất thiết phải hoàn thiện các chương trình đào tạo ở các trường nông nghiệp theo hướng giảm dạy quá chi tiết về lý thuyết trồng, nuôi đối với rất nhiều cây, con và tăng cường điều kiện thực hành, nhất là các kỹ thuật công nghệ cao, mà hiện nay còn rất yếu.


Có thể bạn quan tâm

Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

19/08/2013
Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên) Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên)

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

24/04/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

19/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định)

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.

17/03/2013
Sản Lượng Nhãn Ước Đạt Hơn 2 Nghìn Tấn Sản Lượng Nhãn Ước Đạt Hơn 2 Nghìn Tấn

Với 560/580 ha cho thu hoạch, sản lượng nhãn toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) năm nay ước đạt hơn 2 nghìn tấn, tương đương năm ngoái, tập trung ở các xã: Đan Hội, Cẩm Lý, Huyền Sơn, Lục Sơn.

15/07/2013