Cần bao nhiêu cây xanh mới đủ lượng oxy loài người hít thở trong 1 năm?

Từ đó, một câu hỏi được đặt ra là mỗi người cần bao nhiêu cây xanh mới có đủ khí oxy để tồn tại trong 1 năm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Trước hết hãy nhìn vào phương trình tổng quát của quang hợp:
6CO2 + 12H2O ---> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Chúng ta có thể thấy, cứ 6 phân tử carbon dioxide sẽ tạo ra 6 phân tử oxy, tỷ lể phân tử là 1:1. Nếu tính theo khối lượng thì chúng ta có cứ 44 kg phân tử CO2 thì sẽ tạo ra 32 kg phân tử O2 (khối lưọng phân tử của CO2 là 44 đơn vị carbon còn của O2 là 32).
Nếu xét trên một cây sung dâu trưởng thành có mặt nhiều tại Bắc Mỹ thì trung bình 1 năm nó tiêu thụ khoảng 21,7 kg khí CO2 để thực hiện quá trình quang hợp. Vậy theo tỷ lệ khối lượng CO2 ra O2 thì ta sẽ tính được lượng khí oxy mà 1 cây sung dâu trưởng thành tạo ra trong 1 năm: 21,77 x 32 / 44 = 15,83 kg.
Cây sung dâu tại một công viên ở Canada.
Trung bình một người sẽ cần 9,5 tấn không khí để thở trong vòng 1 năm, với khí oxy chiếm 23% số lượng này, Tức là một năm mỗi người chúng ta cần 2,185 tấn O2 để tồn tại, giả sử Trái Đất được bao phủ bởi chỉ nguyên loại cây sung dâu kể trên thì số lượng cây cần thiết để sản xuất đủ khí oxy đủ cho một người trong 1 năm là: 2,185 x 1000 / 15,83 = 138 cây.
Nếu tính trên quy mô dân số toàn thế giới thì số lượng cây cần thiết để đủ cho toàn bộ loài người (dân số thế giới hiện nay là 7,3 tỷ người): 138 x 7,3 = 1007,4 tỷ cây xanh. Một con số khổng lồ và thậm chí nó chiếm khaongr 1/3 tổng lượng cây xanh trên Trái Đất hiện nay (3,04 tỷ cây - theo tạp chí Nature)!
Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất. Quá trình này là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 19/6, UBND huyện Sông Hinh (Phú Yên) tổ chức triển khai chiến dịch tháng ra quân phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Hiện diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng lên gần 100ha tại 9/11 xã, thị trấn; có nguy cơ tiếp tục phát triển, gây hại trên diện rộng.

Một ngày hè nắng chói chang, trời trong, biển lặng, chúng tôi lên tàu cao tốc vượt hơn ba mươi cây số từ TP Rạch Giá ra Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, để tìm gặp “tỉ phú hồ tiêu”.

Dù mới "bén duyên" với mảnh đất Hồng Thái (Phú Xuyên - Hà Nội) được 2 năm nhưng cây măng tây xanh đã chứng tỏ sự phù hợp với chất đất bãi phù sa màu mỡ và mang lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây.

Hiện nay, nhiều nông dân vẫn “ưu ái” sử dụng các loại giống lúa có phẩm chất gạo trung bình, đặc biệt là IR50404. Tại Chợ Mới (An Giang), diện tích xuống giống IR50404 năm sau… cao hơn năm trước. Nông dân có lý do riêng để quyết tâm theo đuổi giống lúa này, dù ngành chức năng nhiều lần khuyến cáo.

Giá phân bón tăng đột biến vào đầu vụ sản xuất khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Cụ thể, giá các loại phân ure hiện dao động từ 420 - 470 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng từ 50 - 60 ngàn đồng/bao so với một tháng trước đó; giá phân NPK khoảng 570 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng 50 ngàn đồng/bao...