Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần 61.000 Tỷ Đồng Phát Triển Ngành Thủy Sản Đến 2020

Cần 61.000 Tỷ Đồng Phát Triển Ngành Thủy Sản Đến 2020
Ngày đăng: 23/06/2012

Với 60.857 tỷ đồng, 30.000 tỷ đồng dành cho phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, 24.257 tỷ đồng phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản và 6.600 tỷ đồng phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản.

Cần 60.857 tỷ đồng để phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 là một trong những nội dung được nêu ra tại Hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” tổ chức ngày 22/6 tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh, ngành thủy sản cần phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, ngành cũng cần hình thành các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm, đảm bảo phát triển hài hòa, đồng bộ và lâu bền vì lợi ích tổng thể.

Theo Quy hoạch, mục tiêu đến năm 2020, sản lượng khai thác thủy sản của cả nước sẽ đạt 2.400.000 tấn với mức tăng trưởng giá trị sản xuất khai thác hàng năm đạt 16-17%; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn với tăng trưởng bình quân 5,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.

Để đạt được các mục tiêu trên, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đối với lĩnh vực khai thác, ngành cần tổ chức đánh giá nguồn lợi thủy sản làm căn cứ cho việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản và bố trí tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp; nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của nước ta; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác, đặc biệt đối với đội tàu đánh bắt xa bờ.

Bên cạnh đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng cần chú trọng vào nhập công nghệ sản xuất giống mới hiện đại, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản, ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản.

Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu, sản xuất và tăng thị phần các sản phẩm giá trị gia tăng, phù hợp với sức mua, thị hiếu của từng thị trường; phát triển mạng lưới cung cấp, bán buôn đến hệ thống siêu thị thông qua liên kết với nhà nhập khẩu, nhà cung cấp đầu mối.

Ngoài ra, tập trung đầu tư phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu theo chiều sâu, đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường./.

Có thể bạn quan tâm

Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.

24/09/2014
Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

24/09/2014
Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

24/09/2014
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

24/09/2014
Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

24/09/2014