Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần 61.000 Tỷ Đồng Phát Triển Ngành Thủy Sản Đến 2020

Cần 61.000 Tỷ Đồng Phát Triển Ngành Thủy Sản Đến 2020
Ngày đăng: 23/06/2012

Với 60.857 tỷ đồng, 30.000 tỷ đồng dành cho phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, 24.257 tỷ đồng phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản và 6.600 tỷ đồng phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản.

Cần 60.857 tỷ đồng để phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 là một trong những nội dung được nêu ra tại Hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” tổ chức ngày 22/6 tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh, ngành thủy sản cần phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, ngành cũng cần hình thành các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm, đảm bảo phát triển hài hòa, đồng bộ và lâu bền vì lợi ích tổng thể.

Theo Quy hoạch, mục tiêu đến năm 2020, sản lượng khai thác thủy sản của cả nước sẽ đạt 2.400.000 tấn với mức tăng trưởng giá trị sản xuất khai thác hàng năm đạt 16-17%; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn với tăng trưởng bình quân 5,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.

Để đạt được các mục tiêu trên, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đối với lĩnh vực khai thác, ngành cần tổ chức đánh giá nguồn lợi thủy sản làm căn cứ cho việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản và bố trí tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp; nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của nước ta; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác, đặc biệt đối với đội tàu đánh bắt xa bờ.

Bên cạnh đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng cần chú trọng vào nhập công nghệ sản xuất giống mới hiện đại, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản, ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản.

Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu, sản xuất và tăng thị phần các sản phẩm giá trị gia tăng, phù hợp với sức mua, thị hiếu của từng thị trường; phát triển mạng lưới cung cấp, bán buôn đến hệ thống siêu thị thông qua liên kết với nhà nhập khẩu, nhà cung cấp đầu mối.

Ngoài ra, tập trung đầu tư phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu theo chiều sâu, đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường./.

Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa Đã Khống Chế Dịch Lở Mồm Long Móng Gia Súc Thanh Hóa Đã Khống Chế Dịch Lở Mồm Long Móng Gia Súc

Sau gần 15 ngày tập trung chống dịch, đến nay 184/189 con gia súc bị bệnh lở mồm long móng tại 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa) đã được điều trị khỏi.

04/01/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Hươu, Nai Lấy Nhung Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Hươu, Nai Lấy Nhung

Hươu, nai là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc bán nhung, kèm theo bán con giống.

04/01/2014
Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Trúng Đậm Vụ Lúa Thu Đông Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Trúng Đậm Vụ Lúa Thu Đông

Vụ lúa thu đông năm 2013, các mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trúng đậm. Năng suất lúa bình quân từ 6,5 - 7 tấn/ha, cá biệt có một số nơi lên đến 7,5 tấn/ha, tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với các ruộng lúa không áp dụng mô hình CĐML.

13/12/2013
Thăng Trầm Với Gừng Vùng Núi Thăng Trầm Với Gừng Vùng Núi

Là địa phương có thế mạnh về trồng gừng, nhiều nông dân ở thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn - An Giang) vẫn kiên trì bám núi theo nghiệp trồng gừng, dù giá cả lên xuống thất thường.

13/12/2013
Xuất Khẩu Tôm Tăng Trưởng Ngoạn Mục Xuất Khẩu Tôm Tăng Trưởng Ngoạn Mục

Nhờ xuất khẩu thuận lợi đã kéo giá tôm nguyên liệu ở mức rất cao. Chiều 2-1, thương lái các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 320.000 đồng/kg; loại 30 con/kg, giá 250.000 đồng/kg; loại 40 con/kg, giá 220.000 đồng/kg…

04/01/2014