Cam Xã Đoài (Nghệ An) Giá 70 Nghìn Đồng/quả

Với giá bán chỉ 70 ngàn/quả nhưng đặc sản cam xã Đoài vẫn đang hút hàng, nhiều người tìm mua, Cam xã Đoài là loại cam ngon và có giá cao nhất hiện nay ở Nghệ An. Giá thời điểm cận Tết có thể bị đẩy lên cao hơn 100 ngàn.
Cam Xã Đoài là đặc sản riêng có ở Nghệ An và là niềm tự hào của người dân xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc). Giống cam này trước đây chỉ trồng ở xã Nghi Diên, nhưng những năm gần đây được các nhà khoa học và nông dân chiết ghép, lai tạo, đưa đến trồng và nhân rộng ở các địa phương khác trong tỉnh.
Tuy nhiên, việc trồng và nhân rộng không thành công như mong đợi. Thực tế cho thấy chỉ duy nhất trồng ở xã Nghi Diên mới đem lại hương vị thơm, ngon, ngọt, nhiều nước, đúng với thương hiệu cam Xã Đoài.
Hiện nay việc bảo tồn, phục hồi giống cam Xã Đoài gặp rất nhiều khó khăn. Ngay tại xã Nghi Diên cho dù rất nhiều hộ dân muốn trồng loại cam này, nhưng việc trồng cũng không đơn giản do nguồn giống cam sạch bệnh khan hiếm và chất đất để trồng bị thoái hóa, lai tạp...
Nhiều hộ dân tại xã Nghi Diên cho biết, cam Xã Đoài khi mới trồng thì cây tốt, khỏe, vụ đầu cho quả bình thường, nhưng những vụ sau, cây cam thường hay bị bệnh, cây yếu, thậm chí chết dần, quả ít hoặc không cho quả. Chính vì vậy, cam Xã Đoài vốn đã khan hiếm càng trở nên khan hiếm hơn.
Do là đặc sản, có giá cao nên cam Xã Đoài thường được nhiều người tìm mua để làm quà biếu hoặc để thờ cúng trên bàn thờ vào dịp tết đến, đầu năm mới. Hiện nay hầu hết các vườn cam Xã Đoài ở xã Nghi Diên đã được khách hàng đặt cọc trước tiền để mua dùng vào dịp Tết.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.

Năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ triển khai mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) tại hai xã Ba Tiêu và Ba Vinh. Mô hình này đã giúp hộ gia đình biết quản lý, sử dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.

“Giấc mơ” làm giàu từ chồn nhung đen của hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay thực sự đã kết thúc. Tiền mất, công sức bỏ ra “trôi xuống sông, xuống biển” và điều mà các hộ dân này nhận được là một bài học đắt giá. Đây cũng là vấn đề cần được các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương nhìn nhận một cách toàn diện để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý công tác chăn nuôi hiện nay.

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có khoảng 750 ha nhãn cho thu hoạch với các giống: Miền Thiết, Da Bò và nhãn muộn Khoái Châu…