Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Thuỷ (Lệ Thủy - Quảng Bình) Nhiều Gia Trại Thu Nhập Cao Từ Chăn Nuôi

Cam Thuỷ (Lệ Thủy - Quảng Bình) Nhiều Gia Trại Thu Nhập Cao Từ Chăn Nuôi
Ngày đăng: 22/09/2014

Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...

Xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ hiện có trên 1.100 hộ dân, với khoảng 4.200 nhân khẩu, sống phân bố tại 9 thôn. Cách đây khoảng chục năm trở về trước, mỗi lần nhắc đến vùng cát Cam Thuỷ, nhiều người lại liên tưởng ngay đến sự cơ cực của không ít hộ dân sinh sống trên những dải cát trắng, cằn cỗi, nối dài đến ngút tầm mắt. Mùa nắng đi rát bỏng chân, mùa mưa gió thổi rát mặt, rồi nạn cát bay, cát chảy liên tục "tấn công" làng mạc...

Ấy vậy mà, ngay trên vùng đất đầy khắc nghiệt đó, mấy năm trở lại đây, hàng chục hộ dân xã Cam Thuỷ đã khiến cho không ít người phải "nể phục". Nhiều nông dân nơi đây đã khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên... của vùng cát để lập nên những gia trại, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng lãi ròng nhờ mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là từ việc nuôi gà, lợn...

Nể nang lắm anh Lê Thanh Trọng, thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thuỷ mới đồng ý cho chúng tôi vào tham quan trang trại nuôi gà, lợn của gia đình anh, nhưng với điều kiện là tất cả mọi người đều phải thực hiện công tác tiêu độc khử trùng theo yêu cầu của anh.

Anh Trọng lý giải: "Gia đình tui sống nhờ cái nghề chăn nuôi gà, lợn đã hơn chục năm nay. Từ miếng cơm, manh áo, phương tiện sinh hoạt hàng ngày, con cái ăn học, xây dựng nhà cửa... đều trông cậy vào việc chăn nuôi gà, lợn là chính. Tài sản mà vợ chồng tui đầu tư vào gia trại này đã lên đến vài trăm triệu đồng.

Nếu người từ bên ngoài vào mà không thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng, lỡ ra mang theo mầm bệnh cho đàn gà, lợn thì cả khối tài sản này sẽ... "biến sạch" chỉ trông chốc lát. Nhiều năm nuôi gà, lợn nên tui hiểu công tác thú y quan trọng lắm, không thể chủ quan lơ là được đâu.

Các chú thông cảm, ngay cả mọi thành viên trong gia đình tui cũng buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêu độc, khử trùng mỗi khi ra vào khu vực chăn nuôi...".

Rồi anh Trọng bày tỏ sự phấn khởi: Mấy năm trước đây, việc đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, gà cũng đem về cho gia đình một khoản lợi nhuận tương đối khá, nhưng chưa có năm nào "bội thu" như năm 2014 này. Trong năm nay, nhờ chú trọng về công tác thú y, thời tiết thuận lợi nên gia đình anh xuất chuồng được 3 lứa lợn (mỗi lứa 100 con) và 3 lứa gà (mỗi lứa khoảng 1.000 con).

Giá thu mua lợn, gà cũng khá ổn, lãi ròng hơn hẳn mọi năm... Trường hợp gia trại của anh Trọng mới chỉ là một dẫn chứng cho hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ liên tiếp "bội thu" nhờ phát triển chăn nuôi gà, lợn...

Anh Trần Như Lĩnh, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Cam Thuỷ cho biết: Toàn xã Cam Thuỷ hiện có 35 hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận gia trại. Bình quân mỗi gia trại đều có diện tích khoảng 1.500 m2.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hầu hết các gia trại này đều tập trung vào việc phát triển chăn nuôi gà, lợn và cá. Mức độ đầu tư phát triển chăn nuôi của các gia trại có sự khác biệt nhau, hộ thì chuyên tâm nuôi lợn, hộ chuyên nuôi gà, nhưng một số hộ lại kết hợp chăn nuôi giữa lợn, gà và cá cùng một lúc.

Nếu tính về chăn nuôi lợn, gia trại ít nhất cũng luôn có trong chuồng khoảng 100 con lợn/lứa, hộ nhiều lên tới 300 con lợn/lứa. Tính về nuôi gà, bình quân mỗi gia trại đầu tư ít nhất cũng có quy mô trên 1.000 con gà/lứa, hộ nhiều lên tới 4.000 con gà/lứa...

Qua tìm hiểu được biết, từ đầu năm đến nay, các gia trại chăn nuôi trong xã đều xuất chuồng được 3 lứa gà hoặc lợn (một lứa nuôi khoảng 3 tháng). Nhờ mạnh dạn phát triển chăn nuôi gà, lợn, bình quân mỗi gia trại đã thu về trên 300 triệu đồng lãi ròng, có hộ thu trên 700 triệu đồng tiền lãi, nhờ kết hợp giữa nuôi gà, lợn cùng lúc.

Tiêu biểu như các hộ: Nguyễn Đăng Hùng, Ngô Văn Châu, Ngô Thanh Phương, Ngô Văn Khiêm, Nguyễn Bá Tuân, Lê Khắc Tiệp... Để có được thành quả nói trên, là nhờ thời tiết thuận lợi; kinh nghiệm sản xuất của bà con trong phát triển chăn nuôi ngày càng cao và giá cả thị trường gia súc, gia cầm có những biến động theo chiều hướng có lợi cho người chăn nuôi...


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Đất Trồng Lúa Sang Trồng Dưa Chuyển Đất Trồng Lúa Sang Trồng Dưa

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.

30/07/2013
Tăng Cường Quản Lý Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn Tăng Cường Quản Lý Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

25/07/2013
Tín Hiệu Mới Trong Nuôi Tôm Thương Phẩm Tín Hiệu Mới Trong Nuôi Tôm Thương Phẩm

Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh ta đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.

30/07/2013
Chuyện Cây Bắp Lai Ở Xã Phước Vinh Chuyện Cây Bắp Lai Ở Xã Phước Vinh

Cũng như các địa bàn nông thôn khác, hầu hết người dân xã Phước Vinh (Ninh Phước) cũng “một nắng hai sương” trên mảnh đất kém phì nhiêu ở xứ nắng Ninh Thuận. Thế nên, ít ai nghĩ nghiệp nông ở vùng đất này lại có thể khởi sắc, đặc biệt là từ cây bắp lai, một loại cây lương thực không quá nổi trội tại địa phương.

30/07/2013
Liên Kết Nuôi Chim Cút Liên Kết Nuôi Chim Cút

Những năm gần đây, nghề nuôi chim cút phát triển khá mạnh ở Quảng Nam, trong đó Điện Bàn là địa phương có nhiều hộ tham gia nhất. Để nghề này phát triển bền vững, Hội ND đã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi chim liên kết, hợp tác với nhau.

27/05/2013