Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cầm tay chỉ việc cho nông dân

Cầm tay chỉ việc cho nông dân
Ngày đăng: 23/07/2015

Hà Giang là tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng trình độ sản xuất chưa theo kịp với các tỉnh vùng xuôi, đặc biệt phương thức sản xuất lạc hậu vẫn còn tồn tại ở nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Những năm qua, không thể phủ nhận sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo nên khởi sắc mới cho ngành Nông nghiệp tỉnh nhà, đã hình thành những cánh đồng mẫu lớn, những vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, những trang trại chăn nuôi quy mô.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 18.000 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp, đây là con số phản ánh tính năng động của người dân trong phát huy lợi thế sẵn có của địa phương để làm giàu, nhưng phần lớn trong số họ đang làm giàu bằng nội lực, chưa có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước, ngành chức năng; nhiều hộ dân vẫn đang loay hoay tìm cho mình con đường phát triển kinh tế.

Để sản phẩm nông nghiệp địa phương hội nhập với xu hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Hội Nông dân không chỉ hỗ trợ hội viên về nguồn vốn thông qua quỹ hỗ trợ nông dân (hiện nay đạt gần 20 tỷ đồng), mà thông qua các hoạt động của Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành... đang từng bước giúp người nông dân thực sự làm chủ trên đồng ruộng của mình: Chất lượng các lớp dạy nghề không ngừng được nâng cao, các học viên được hỗ trợ thực hiện thí điểm mô hình ngay sau các lớp học để rút kinh nghiệm và áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình; chuyển giao chế phẩm sinh học để ủ phân vi sinh đến khâu cuối cùng; hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp thâm canh, tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất các loại cây trồng; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng hàng hoá.

Đã có nhiều dự án, mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả: Chăn nuôi bò sinh sản luân chuyển tại các huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình, Yên Minh, Đồng Văn, Vị Xuyên với tổng số 178 con; tổ chức các lớp tập huấn và phối hợp mở hàng trăm lớp dạy nghề cho hàng chục ngàn học viên về các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp; thực hiện dự án chuyển giao KHCN phát triển kinh tế nông hộ cho 120 hộ tại 3 xã của huyện Bắc Quang; các mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại Vị Xuyên; sạch làng, tốt cây; trồng cỏ nuôi bò, dê, lợn hàng hoá; nuôi ong mật; cánh đồng mẫu; hình thành hàng trăm nhóm chăn nuôi cùng sở thích, chăn nuôi trang trại... tư vấn, giới thiệu việc làm cho nông dân sau đào tạo; hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính thành lập các tổ sản xuất kinh doanh, phương án phát triển sản xuất kinh doanh và quy chế hoạt động cho các nhóm sở thích... giúp họ có định hướng phát triển cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, tránh tình trạng “mạnh ai, nấy làm”. Phối hợp với sở KHCN thực hiện các đề tài chuyển giao công nghệ cho nông dân; Sở Lao động TB&XH thực hiện đề án chăn nuôi trâu bò sinh sản luân chuyển; Sở Công thương tổ chức, tham gia các hội chợ nông nghiệp để quảng bá thương hiệu, nông sản, tìm kiếm thị trường cho nông dân. Tổ chức phong trào thi đua lao sộng sản xuất tạo không khí thi đua lao động sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn.

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Tự cho biết: “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất là một trong những nhiệm vụ trong tâm của Hội nông dân các cấp, nhưng không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ nguồn vốn như trước đây, mà thông qua các hoạt động thiệt thực, hiệu quả của Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân tỉnh, nông dân được hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực để phát triển sản xuất bền vững. Các cấp Hội phát huy vai trò của mình, từng bước đi sâu vào đời sống của người dân, hiểu được người dân muốn gì, cần gì để hỗ trợ họ có mục đích và hiệu quả cao”.

Câu chuyện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã làm nóng nghị trường Quốc hội kỳ họp vừa qua; đối với Hà Giang, nơi điều kiện khó khăn, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, thì sự hỗ trợ người dân bằng những giải pháp cụ thể, hiệu quả càng trở nên cần thiết.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Nào Để Bảo Vệ Mỏ Tôm Bó Củng? Giải Pháp Nào Để Bảo Vệ Mỏ Tôm Bó Củng?

Tôm Bó Củng, một loại thủy sản đặc trưng của Sông Gâm đã trở thành món ẩm thực đặc sản của người dân Bắc Mê và nhiều du khách. Hàng trăm năm qua, mỏ tôm Bó Củng đã gắn bó và giúp nhiều hộ dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.

04/03/2014
Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

04/03/2014
Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.

04/03/2014
Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Tôm Hùm Nhí Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Tôm Hùm Nhí

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

04/03/2014
Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

04/03/2014