Cam Sành Lãi Trên 1 Tỷ/ha

Anh Phạm Hoàng Lộc trồng 1 ha cam sành cho biết, vườn cam mới thu hoạch được 10 tấn, giá bán 29.000 đồng/kg, thu 290 triệu đồng.
Anh Phạm Hoàng Lộc, ở ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu (Châu Thành, Hậu Giang) trồng 1 ha cam sành cho biết, vườn cam mới thu hoạch được 10 tấn, giá bán 29.000 đồng/kg, thu 290 triệu đồng. Trước đó 2 tháng, thu hoạch cam đợt đầu bán với giá 20.000 – 22.000 đồng, thu 470 triệu đồng và sẽ thu hoạch thêm 3 đợt trái nữa, trừ chi phí lãi trên 1 tỷ đồng, anh Lộc phấn khởi.
Còn bà Nguyễn Thị Thu Hồng, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành (Ngã Bảy – Hậu Giang) trồng 0,5 ha cam sành cho biết, cam sành từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 2 năm, mỗi tháng thu hoạch trái một lần, giá bán hiện tại từ 25.000 – 27.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trên 300 triệu đồng/0,5 ha.
Giá cam tăng do diện tích trồng cam bị bệnh vàng lá gân xanh nhiều dẫn đến nguồn cung ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Hiện nay, mua cam phải cạnh tranh, đặt cọc trước với nhà vườn nếu không sẽ không có hàng cung cấp cho đơn hàng ở thành phố, thương lái TX Ngã Bảy cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, việc giao thương, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc là theo yếu tố thị trường. Hiện nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang nước này chững lại là do tâm lý. Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần “chấn chỉnh” trong đầu tư phát triển, cách làm ăn để hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Cách đây gần 2 tháng, anh Tân được người bà con cho một số hạt mướp về trồng (giống mướp thường). Sau khi mang về trồng, cây mướp lớn và nở hoa bình thường. Tuy nhiên, khi ra trái, càng lớn thì trái mướp càng dài ra bất thường. Hiện, anh Tân đang để lại trái giống dài hơn 1,3m, đồng thời cũng muốn xem chiều dài tối đa của trái mướp.