Cam Quýt Đồng Tiến Bán Tết

Những ngày này, bà con nông dân ở Câu lạc bộ (CLB) cây ăn trái Đồng Tiến (ấp 6, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đang phấn khởi chuẩn bị bước vào thu hoạch cam, quýt phục vụ thị trường tết với giá bán cao.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bon sở hữu trên 8 hécta cam, quýt tại CLB cây ăn trái Đồng Tiến, nổi tiếng với trái bóng đẹp, chất lượng ngon, ngọt nên được thị trường ưa chuộng, đặt mua với giá cao. Ông đã xử lý cho ra chừng 4 - 5 tấn trái, dự kiến được bán với giá từ 15-20 ngàn đồng/kg. Theo ông Bon, các loại cây có múi khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng đất này. Cây cam, quýt ra trái quanh năm, 1 hécta có thể đạt năng suất trên 50 tấn trái, với giá bán ra tại vườn hiện nay là 13 ngàn đồng/kg, vào các ngày lễ tết và mùa nắng nóng, có lúc lên tới 25-30 ngàn/kg, bà con nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/hécta.
Ở CLB cây ăn trái Đồng Tiến, ngoài ông Bon còn nhiều chủ vườn có diện tích cam, quýt lớn khác, như: ông Nguyễn Tấn Lên sở hữu gần 10 hécta, ông Nguyễn Văn Gấm, ông Tư Á, Sáu Huấn đều là những người có gốc dân miền Tây lên đây lập nghiệp và đầu tư trồng từ 4 - 6 hécta cam, quýt và các loại cây ăn trái khác.
Để hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái như hiện nay, những người nông dân này cũng gặp không ít khó khăn. Qua nghiên cứu tìm tòi, một số hộ đã đưa giống cam, quýt từ miền Tây về trồng thử nghiệm. Một vài mùa chăm sóc, cây cam, quýt trồng ở đây rất sai trái và có hương vị ngọt ngào. CLB trái cây Đồng Tiến hiện có gần 30 thành viên với tổng diện tích gần 100 hécta, trong đó có 22 hécta trồng cam, quýt và bưởi với sản lượng hàng năm đạt hàng trăm tấn.
Có thể bạn quan tâm

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.