Cam Quýt Đồng Tiến Bán Tết

Những ngày này, bà con nông dân ở Câu lạc bộ (CLB) cây ăn trái Đồng Tiến (ấp 6, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đang phấn khởi chuẩn bị bước vào thu hoạch cam, quýt phục vụ thị trường tết với giá bán cao.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bon sở hữu trên 8 hécta cam, quýt tại CLB cây ăn trái Đồng Tiến, nổi tiếng với trái bóng đẹp, chất lượng ngon, ngọt nên được thị trường ưa chuộng, đặt mua với giá cao. Ông đã xử lý cho ra chừng 4 - 5 tấn trái, dự kiến được bán với giá từ 15-20 ngàn đồng/kg. Theo ông Bon, các loại cây có múi khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng đất này. Cây cam, quýt ra trái quanh năm, 1 hécta có thể đạt năng suất trên 50 tấn trái, với giá bán ra tại vườn hiện nay là 13 ngàn đồng/kg, vào các ngày lễ tết và mùa nắng nóng, có lúc lên tới 25-30 ngàn/kg, bà con nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/hécta.
Ở CLB cây ăn trái Đồng Tiến, ngoài ông Bon còn nhiều chủ vườn có diện tích cam, quýt lớn khác, như: ông Nguyễn Tấn Lên sở hữu gần 10 hécta, ông Nguyễn Văn Gấm, ông Tư Á, Sáu Huấn đều là những người có gốc dân miền Tây lên đây lập nghiệp và đầu tư trồng từ 4 - 6 hécta cam, quýt và các loại cây ăn trái khác.
Để hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái như hiện nay, những người nông dân này cũng gặp không ít khó khăn. Qua nghiên cứu tìm tòi, một số hộ đã đưa giống cam, quýt từ miền Tây về trồng thử nghiệm. Một vài mùa chăm sóc, cây cam, quýt trồng ở đây rất sai trái và có hương vị ngọt ngào. CLB trái cây Đồng Tiến hiện có gần 30 thành viên với tổng diện tích gần 100 hécta, trong đó có 22 hécta trồng cam, quýt và bưởi với sản lượng hàng năm đạt hàng trăm tấn.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.

Bão số 8 chưa khắc phục xong hậu quả, bão số 10 lại ập đến, bao mất mát, nước mắt, nghẹn đắng. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt sẻ chia từng ngày lương, gói mỳ thì bão số 11 tiếp tục hoành hành cướp đi sản nghiệp của hàng ngàn gia đình miền Trung. Bão lũ liên miên, miền Trung chìm trong biển nước…