Cam Quýt Đồng Tiến Bán Tết

Những ngày này, bà con nông dân ở Câu lạc bộ (CLB) cây ăn trái Đồng Tiến (ấp 6, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đang phấn khởi chuẩn bị bước vào thu hoạch cam, quýt phục vụ thị trường tết với giá bán cao.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bon sở hữu trên 8 hécta cam, quýt tại CLB cây ăn trái Đồng Tiến, nổi tiếng với trái bóng đẹp, chất lượng ngon, ngọt nên được thị trường ưa chuộng, đặt mua với giá cao. Ông đã xử lý cho ra chừng 4 - 5 tấn trái, dự kiến được bán với giá từ 15-20 ngàn đồng/kg. Theo ông Bon, các loại cây có múi khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng đất này. Cây cam, quýt ra trái quanh năm, 1 hécta có thể đạt năng suất trên 50 tấn trái, với giá bán ra tại vườn hiện nay là 13 ngàn đồng/kg, vào các ngày lễ tết và mùa nắng nóng, có lúc lên tới 25-30 ngàn/kg, bà con nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/hécta.
Ở CLB cây ăn trái Đồng Tiến, ngoài ông Bon còn nhiều chủ vườn có diện tích cam, quýt lớn khác, như: ông Nguyễn Tấn Lên sở hữu gần 10 hécta, ông Nguyễn Văn Gấm, ông Tư Á, Sáu Huấn đều là những người có gốc dân miền Tây lên đây lập nghiệp và đầu tư trồng từ 4 - 6 hécta cam, quýt và các loại cây ăn trái khác.
Để hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái như hiện nay, những người nông dân này cũng gặp không ít khó khăn. Qua nghiên cứu tìm tòi, một số hộ đã đưa giống cam, quýt từ miền Tây về trồng thử nghiệm. Một vài mùa chăm sóc, cây cam, quýt trồng ở đây rất sai trái và có hương vị ngọt ngào. CLB trái cây Đồng Tiến hiện có gần 30 thành viên với tổng diện tích gần 100 hécta, trong đó có 22 hécta trồng cam, quýt và bưởi với sản lượng hàng năm đạt hàng trăm tấn.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi hàng triệu chủ hộ chăn nuôi trong cả nước đang khốn đốn vì giá heo, gia cầm liên tục giảm mạnh suốt nhiều tháng qua thì theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu trong tháng 5/2013 ước đạt 236.000 tấn, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 40,6 % so cùng kỳ năm trước.

Tôm càng xanh là một trong những đối tượng nuôi chủ lực sau cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa được xem là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, nguồn tôm giống chất lượng để phục vụ yêu cầu mở rộng diện tích nuôi vẫn chưa đảm bảo.

Những ngày này về thăm cù lao Chợ Mới (An Giang), dễ thấy những vườn dọc tuyến đường sơ ri trĩu trái, xanh, đỏ dọc bên vệ đường; xa xa vài chị áo vàng, áo tím nghiêng mình, hai tay thoăn thoắt hái trái cho kịp chuyến hàng chở sang Campuchia.

Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt ở xã Hiệp Cát, Hiệp Lực (Hải Dương) cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, vị ngọt...

Trong những năm qua nhờ chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích người dân chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành.