Cam Quýt Đồng Tiến Bán Tết

Những ngày này, bà con nông dân ở Câu lạc bộ (CLB) cây ăn trái Đồng Tiến (ấp 6, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đang phấn khởi chuẩn bị bước vào thu hoạch cam, quýt phục vụ thị trường tết với giá bán cao.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bon sở hữu trên 8 hécta cam, quýt tại CLB cây ăn trái Đồng Tiến, nổi tiếng với trái bóng đẹp, chất lượng ngon, ngọt nên được thị trường ưa chuộng, đặt mua với giá cao. Ông đã xử lý cho ra chừng 4 - 5 tấn trái, dự kiến được bán với giá từ 15-20 ngàn đồng/kg. Theo ông Bon, các loại cây có múi khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng đất này. Cây cam, quýt ra trái quanh năm, 1 hécta có thể đạt năng suất trên 50 tấn trái, với giá bán ra tại vườn hiện nay là 13 ngàn đồng/kg, vào các ngày lễ tết và mùa nắng nóng, có lúc lên tới 25-30 ngàn/kg, bà con nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/hécta.
Ở CLB cây ăn trái Đồng Tiến, ngoài ông Bon còn nhiều chủ vườn có diện tích cam, quýt lớn khác, như: ông Nguyễn Tấn Lên sở hữu gần 10 hécta, ông Nguyễn Văn Gấm, ông Tư Á, Sáu Huấn đều là những người có gốc dân miền Tây lên đây lập nghiệp và đầu tư trồng từ 4 - 6 hécta cam, quýt và các loại cây ăn trái khác.
Để hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái như hiện nay, những người nông dân này cũng gặp không ít khó khăn. Qua nghiên cứu tìm tòi, một số hộ đã đưa giống cam, quýt từ miền Tây về trồng thử nghiệm. Một vài mùa chăm sóc, cây cam, quýt trồng ở đây rất sai trái và có hương vị ngọt ngào. CLB trái cây Đồng Tiến hiện có gần 30 thành viên với tổng diện tích gần 100 hécta, trong đó có 22 hécta trồng cam, quýt và bưởi với sản lượng hàng năm đạt hàng trăm tấn.
Có thể bạn quan tâm

Bà con nông dân ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vốn gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Bên cạnh việc trồng lúa, hầu hết nông hộ đều có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm 2010 trở về trước, nuôi heo nái và heo thịt quy mô gia trại là thế mạnh ở đây.

Là xã thuần nông, những năm qua xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, toàn xã có 1.699 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vật nuôi cho giá trị thu nhập cao nhất phải kể đến con trâu.

Nằm trong vùng sinh thái có khí hậu đặc thù của Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 1.800 mm, với diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, đa dạng rất thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, việc đưa bò ngoại vào chăn nuôi thử nghiệm tại huyện M’Drak thành công đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Dak Lak.

Hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm ở ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chăn nuôi gà tre theo mô hình an toàn sinh học cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng.

Để giúp ngành chăn nuôi trong nước tăng nhanh sản lượng thịt, sữa, giảm lượng nhập khẩu thì chỉ còn một cách là phải nhập nhiều hơn nữa các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao từ các nước trên thế giới về cho người dân, doanh nghiệp chăn nuôi.