Cam Lộ Xuất Hiện Bệnh Long Mồm Lở Móng Trên Đàn Gia Súc

Theo báo cáo nhanh của Trạm Thú y huyện Cam Lộ (Quảng Trị), bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc ở huyện Cam Lộ được phát hiện từ ngày 18/10/2014 tại hộ gia đình ông Dư Bá Phụng, ở khu phố Tây Hòa, thị trấn Cam Lộ và sau đó là tại hộ bà Hoàng Thị Thủy, ở thôn Lâm Lang 3, xã Cam Thủy với số lượng 6 con bò mắc bệnh. Số bò mắc bệnh phần lớn là do tái phát ổ dịch cũ, gia súc mới tiêm phòng vắc xin LMLM lần đầu và đối tượng nhập nuôi mới chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM vụ Thu.
Do tính chất lây lan nhanh của bệnh, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa mưa, trâu bò được chăn thả chung nên mầm bệnh đã phát tán rộng, nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên diện rộng là rất cao.
Trước tình hình đó, những ngày qua, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng cũng như chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống, khoanh vùng không để bệnh lây lan ra diện rộng.
Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ vắc xin LMLM để tiêm phòng bổ sung, tập trung tiêu độc khử trùng tại các ổ dịch, lò mổ tập trung, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch; tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, vận chuyển trâu bò, cũng như sản phẩm trâu bò bị bệnh, đồng thời cách ly trâu, bò bệnh để có hướng điều trị.
Cùng với việc triển khai các biện pháp phòng chống, huyện Cam Lộ cũng tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng ngừa đối với những vùng chưa có trâu bò mắc bệnh; cử cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện những điểm mới có thể phát sinh để có biện pháp xử lý, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.

Theo chị Trinh, với mức giá tầm 10.000 đ/kg thì người trồng chanh có lời. Tuy nhiên, hiện đang vào mùa nghịch, lượng chanh rất ít. “Nhà tôi trồng 8 công, khoảng 1 tháng hái bán 1 lần, chỉ khoảng 2 tấn”- chị Trinh cho biết.