Cam Hàm Yên Trúng Lớn

Vụ thu hoạch năm nay, người trồng cam Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trúng lớn nhờ những vườn cam được mùa, trĩu quả, lại được giá ngay từ đầu vụ.
Cam được mùa, được giá
Phù Lưu là xã chiếm tới gần ½ sản lượng cam của cả huyện Hàm Yên. Anh Hoàng Văn Hạ (Bản Pá Han, xã Phù Lưu) phấn khởi cho biết, ngay từ đầu mùa, giá cam bán tại chân vườn là 10.000đ/kg.
Năm ngoái, cam đạt năng suất thấp mà giá bán đầu vụ cũng thấp. Chỉ tính theo giá bán hiện tại là 8.500đ/kg tại chân vườn (có giảm chút ít so những ngày đầu vụ) thì vườn cam của anh Hạ trong năm nay sẽ cho thu nhập xấp xỉ 300 triệu đồng.
Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.
Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Hàm Yên - ông Vũ Bình Luận đánh giá, với giá thành như hiện nay, những hộ trồng cam có sản lượng trên 40 tấn sẽ có thu nhập khoảng từ 300 triệu đồng trở lên. Nhiều hộ có diện tích lớn thì thu nhập tiền tỷ là cầm chắc.
Ví dụ, hộ ông Trình Ngọc Huynh (xã Yên Lâm) có hơn 1 ha cam chanh với sản lượng 50 tấn, bán với giá 18.000đ/kg, cùng với 7 ha cam sành, ước sản lượng đạt khoảng 200 tấn, chỉ cần bán với giá 8.000đ/kg thì tổng thu nhập từ vườn cam của gia đình ông Huynh sẽ là 2,5 tỷ đồng.
Cam sai quả, những hộ trồng cam không có đủ nhân lực để thu hoạch, lập tức, một lượng nhân công lớn trong lúc nông nhàn đã từ huyện Na Hang di chuyển về Hàm Yên để thu hoạch cam thuê cho chủ vườn. Theo giá thỏa thuận, cứ một yến cam được mang xuống chân vườn thì người thu hoạch thuê sẽ được trả 5.000đ. Chị Triệu Mùi Chán (xã Thượng Nông, huyện Na Hang) cho biết, thu nhập bình quân của mỗi người đi hái cam thuê được khoảng 250 ngàn – 300 ngàn đồng/người/ngày.
Bà Tạ Thị Thu (Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên) cho biết, mặc dù cam đầu mùa và thời điểm hiện tại là được giá, song trung tâm vẫn khuyến cáo người dân nên lựa chọn phương án bán khi thỏa thuận được giá. Theo bà Thu, động thái trên là nhằm tránh rủi ro khi thời tiết có những diễn biến xấu. Đặc biệt là trong thời gian sắp tới, sản lượng cam vào vụ thu hoạch cao sẽ tăng mạnh, giá cam có thể sẽ biến chuyển làm thiệt hại đến thu nhập của nông hộ.
Hoàn thiện đề án phát triển vùng cam
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa chính thức thông qua đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020.
Với mục tiêu giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên; khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, phát triển vùng cam sành với quy mô phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam sành, đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020 đã quy hoạch bổ sung 3.900 ha để hình thành vùng sản xuất cam sành của tỉnh Tuyên Quang với quy mô diện tích trên 6.800 ha.
Trước mắt, phát triển diện tích cam sành toàn vùng đến năm 2020 đạt trên 5.000 ha, trong đó trồng mới 1.100 ha. Nâng năng suất bình quân đạt trên 150 tạ/ha, sản lượng đạt trên 65.000 tấn; giá trị đạt trên 1.300 tỷ đồng.
Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành cũng đã xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể đối với người trồng cam, phân công trách nhiệm đối với các ngành, địa phương triển khai thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.