Cam Được Giá

Theo nhiều hộ làm vườn dọc theo tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp đoạn đi qua tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng: Hiện nay, cam đã vào vụ thu hoạch rộ nhưng vẫn được giá cao.
Bà Nguyễn Thị Bé ở ấp Phương Hòa 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú cho biết: Bà bán cam sành tại vườn cho thương lái cân xô giá từ 19 – 20 ngàn đ/kg, còn lựa ra loại lớn nhất 23 ngàn đ/kg. Giá cam sành năm nay cao gấp đôi năm trước (năm ngoái chỉ 12 ngàn đ/kg).
Riêng cam xoàn thì giá khá ổn định, có tăng nhưng không đáng kể. Cam xoàn giá 30 – 35 ngàn đ/kg, bằng thời điểm này năm ngoái. Gia đình bà Bé có 15 công đất vườn, năm trước bà thu hoạch vụ cam và quýt lãi khoảng 70 triệu đ/công. Năm nay, vừa trúng mùa vừa được giá, bà ước tính tiền lãi mỗi công phải được gần 100 triệu đ.
Theo nhiều thương lái thu mua cam nơi đây nhận định, năm nay cam được giá là do tình trạng bùng phát bệnh vàng lá, thối rễ ở rất nhiều nơi làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cam. Thêm vào đó, nhu cầu dùng cam nhiều nên cam liên tục được giá.
Có thể bạn quan tâm
Phát huy tiềm năng lợi thế địa phương, thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển chăn nuôi, nhiều hộ dân ở thôn Long Giang, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà đã lựa chọn đối tượng nuôi là chim cút để phát triển kinh tế gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có có khoảng 620 cơ sở chăn nuôi heo quy mô từ 50 con trở lên, trong đó 39 cơ sở có quy mô trên 1.000 con; 83 cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, cút) quy mô từ 1.000 con trở lên. Các cơ sở này phần lớn tập trung tại các huyện như Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành và Đất Đỏ.

Hơn 2 tháng thu hoạch vụ lúa đông - xuân, nhưng đến nay vẫn còn hơn 300 tấn lúa giống thảo dược ở huyện Duy Xuyên chưa tiêu thụ được.

Sau đợt nắng nóng gay gắt, liên tiếp trong các ngày qua trên địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã xuất hiện mưa lớn trên diện rộng. Những cơn mưa vàng này đã giúp cho hàng trăm hecta chè tránh bị chết khô do hạn, đồng thời bổ sung thêm lượng nước tưới giúp cho nhiều diện tích chè cháy được hồi xanh.

Bệnh “chết nhanh” hay còn gọi với tên bệnh thối gốc - chết dây là bệnh hại phổ biến trên cây hồ tiêu mà đến nay chưa có giải pháp xử lý triệt để. Mặc dù trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, tuy nhiên ngành nông nghiệp đã khuyến cáo các nhà vườn cần thường xuyên kiểm tra, không để bệnh lây lan trên diện rộng, nhất là vào mùa mưa.