Cam Được Giá

Theo nhiều hộ làm vườn dọc theo tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp đoạn đi qua tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng: Hiện nay, cam đã vào vụ thu hoạch rộ nhưng vẫn được giá cao.
Bà Nguyễn Thị Bé ở ấp Phương Hòa 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú cho biết: Bà bán cam sành tại vườn cho thương lái cân xô giá từ 19 – 20 ngàn đ/kg, còn lựa ra loại lớn nhất 23 ngàn đ/kg. Giá cam sành năm nay cao gấp đôi năm trước (năm ngoái chỉ 12 ngàn đ/kg).
Riêng cam xoàn thì giá khá ổn định, có tăng nhưng không đáng kể. Cam xoàn giá 30 – 35 ngàn đ/kg, bằng thời điểm này năm ngoái. Gia đình bà Bé có 15 công đất vườn, năm trước bà thu hoạch vụ cam và quýt lãi khoảng 70 triệu đ/công. Năm nay, vừa trúng mùa vừa được giá, bà ước tính tiền lãi mỗi công phải được gần 100 triệu đ.
Theo nhiều thương lái thu mua cam nơi đây nhận định, năm nay cam được giá là do tình trạng bùng phát bệnh vàng lá, thối rễ ở rất nhiều nơi làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cam. Thêm vào đó, nhu cầu dùng cam nhiều nên cam liên tục được giá.
Có thể bạn quan tâm
Nhận thấy giải pháp tối ưu để phát triển bền vững sản xuất cá tra nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và nhà chế biến là xây dựng mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) và các thành phần cung ứng dịch vụ trong chuỗi sản xuất.

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi cá thâm canh trên diện tích hơn 20 ha tại các xã Đông Lỗ, Hợp Thịnh, Thái Sơn (Hiệp Hòa).
Tình hình thời tiết trong thời gian qua tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Tổ hợp tác (THT) nghề nuôi cút xã Long An (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) do các cựu chiến binh (CCB) làm nòng cốt.

Nung nấu ý định phát triển nghề chăn nuôi gà đã lâu, nhưng do nguồn vốn ít, nên năm 1996, vợ chồng anh Võ Thanh Thanh (thôn Trà Giang 3, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) chỉ mua 40 gà con giống Lương Phượng về nuôi.