Cấm đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo

Theo đó, cấm nghề lưới kéo đôi (giã cào bay) công suất lớn hơn 150/CV/chiếc hoạt động khai thác thủy sản trong mùa sinh trưởng các loài hải sản từ ngày 1/4 đến hết 31/7 hàng năm trên vùng biển Bình Thuận.
Không cho phép đóng mới phát triển tàu cá để làm nghề lưới kéo (bao gồm cả nghề lưới kéo đôi và nghề lưới kéo đơn);
Chỉ cho phép đóng mới thay thế nhằm giữ nguyên cường lực khai thác của nghề lưới kéo.
Không cấp phép tàu cá đang hoạt động nghề khác chuyển sang nghề lưới kéo; không cấp mới giấy phép khai thác thủy sản nghề lưới kéo.
Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản tổ chức việc triển khai thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản nghề lưới kéo trên vùng biển của tỉnh;
Quản lý hoạt động đóng mới tàu cá và cấp giấy phép khai thác thủy sản cho nghề lưới kéo đúng theo quy định;
Lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển phối hợp với các đoàn thể địa phương tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho ngư dân nhằm thực hiện đúng quy định của tỉnh về quản lý hoạt động của nghề lưói kéo.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương chủ động phối hợp với lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản, biên phòng kiểm tra, kiểm soát, theo dõi, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Được biết, giã cào bay là một vấn nạn nhức nhối lâu nay trên vùng biển Bình Thuận.
Thời gian gần đây, đã có hàng chục cặp giã cào bay đồng loạt tấn công vào vùng biển gần bờ từ Tuy Phong đến La Gi.
Giã cào bay tập trung càn quét nhiều nhất ở vùng biển Phan Thiết khiến ngư dân đánh bắt gần bờ rất bức xúc.
Vì lợi nhuận, giã cào bay đã vi phạm tuyến đánh bắt, tiến sâu vào bờ chỉ từ 2 - 3 hải lý để càn quét, hốt hết hải sản tuyến lộng, tuyến bờ, gây hư hỏng, mất mát ngư lưới cụ của ngư dân.
Giã cào bay được ví như là hung thần và là nỗi ám ảnh của ngư dân nghèo.
Nó không những xé toạc, cuốn phăng tất cả lưới và ngư cụ nằm trong khu vực hành nghề, những chiếc tàu giã cào bay với công suất lớn còn sẵn sàng tông vào ghe, thuyền của bất cứ ngư dân nào dám ra ngăn cản, truy đuổi.
Với quyết định này của Chủ tịch UBND tỉnh, hy vong sẽ từng bước giảm được “vấn nạn giã cào bay”.
Có thể bạn quan tâm

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.