Cấm đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo

Theo đó, cấm nghề lưới kéo đôi (giã cào bay) công suất lớn hơn 150/CV/chiếc hoạt động khai thác thủy sản trong mùa sinh trưởng các loài hải sản từ ngày 1/4 đến hết 31/7 hàng năm trên vùng biển Bình Thuận.
Không cho phép đóng mới phát triển tàu cá để làm nghề lưới kéo (bao gồm cả nghề lưới kéo đôi và nghề lưới kéo đơn);
Chỉ cho phép đóng mới thay thế nhằm giữ nguyên cường lực khai thác của nghề lưới kéo.
Không cấp phép tàu cá đang hoạt động nghề khác chuyển sang nghề lưới kéo; không cấp mới giấy phép khai thác thủy sản nghề lưới kéo.
Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản tổ chức việc triển khai thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản nghề lưới kéo trên vùng biển của tỉnh;
Quản lý hoạt động đóng mới tàu cá và cấp giấy phép khai thác thủy sản cho nghề lưới kéo đúng theo quy định;
Lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển phối hợp với các đoàn thể địa phương tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho ngư dân nhằm thực hiện đúng quy định của tỉnh về quản lý hoạt động của nghề lưói kéo.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương chủ động phối hợp với lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản, biên phòng kiểm tra, kiểm soát, theo dõi, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Được biết, giã cào bay là một vấn nạn nhức nhối lâu nay trên vùng biển Bình Thuận.
Thời gian gần đây, đã có hàng chục cặp giã cào bay đồng loạt tấn công vào vùng biển gần bờ từ Tuy Phong đến La Gi.
Giã cào bay tập trung càn quét nhiều nhất ở vùng biển Phan Thiết khiến ngư dân đánh bắt gần bờ rất bức xúc.
Vì lợi nhuận, giã cào bay đã vi phạm tuyến đánh bắt, tiến sâu vào bờ chỉ từ 2 - 3 hải lý để càn quét, hốt hết hải sản tuyến lộng, tuyến bờ, gây hư hỏng, mất mát ngư lưới cụ của ngư dân.
Giã cào bay được ví như là hung thần và là nỗi ám ảnh của ngư dân nghèo.
Nó không những xé toạc, cuốn phăng tất cả lưới và ngư cụ nằm trong khu vực hành nghề, những chiếc tàu giã cào bay với công suất lớn còn sẵn sàng tông vào ghe, thuyền của bất cứ ngư dân nào dám ra ngăn cản, truy đuổi.
Với quyết định này của Chủ tịch UBND tỉnh, hy vong sẽ từng bước giảm được “vấn nạn giã cào bay”.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.