Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Cao Phong Được Mùa, Được Giá

Cam Cao Phong Được Mùa, Được Giá
Ngày đăng: 13/02/2014

Những ngày này về Cao Phong (Hòa Bình), đi dọc QL6 đâu đâu cũng thấy bày bán cam Cao Phong, cam Canh, người mua kẻ bán tấp nập.

Ông Nguyễn Hồng Thủy – Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong cho biết, hiện thị trấn có khoảng 521 héc-ta cam, trong đó 332 héc-ta đã cho thu hoạch, ước chừng sản lượng khoảng 15.000 – 16.000 tấn/năm, trong đó nhiều hộ có 5 – 10 héc-ta cam, thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Theo ông Thủy, một trong những nguyên nhân vụ cam năm nay được mùa, được giá là vì thời điểm cam ra hoa và quả non thời tiết rất thuận lợi. Hơn nữa, năm nay ít mưa nên cam không bị rụng, khi chuẩn bị thu hoạch thì thời tiết lại chuyển sang rét, nên quả cam có lượng đường rất cao. Bên cạnh đó, việc trồng cam theo VietGAP cũng là một trong những nguyên nhân giúp cam Cao Phong tăng giá.

Thực tế cho thấy, từ khi sản phẩm cam Cao Phong được ưa chuộng, đã có khá nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội lên đây mua đất trồng cam bởi trồng cam không lo bị mất giá như đi buôn bất động sản hay chứng khoán. Theo ông Bùi Văn Tiến, một hộ trồng cam ở khu 3, thị trấn Cao Phong, những năm trước thì hộ được, hộ mất mùa, nhưng năm nay hầu như hộ nào cũng được mùa.

Không chỉ vậy, giá năm nay cũng nhỉnh hơn năm ngoái với giá cao nhất khoảng 28.000 đồng/kg, tăng 2.000 – 4.000 đồng/kg. Bản thân gia đình ông có gần 10 héc-ta cam, trong đó 5 héc-ta đã cho thu hoạch. Vụ cam năm nay ông dự kiến thu khoảng 150 tấn, tính sơ sơ cũng bỏ túi trên dưới 3 tỷ đồng.

Cũng nhờ cây cam, những năm gần đây thị trấn Cao Phong luôn có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện, nhiều hộ đã mua được xe ô tô. Khoảng chục năm gần đây, huyện đã chọn cây cam và cây mía tím làm cây chủ lực của huyện. So với cây mía tím, cây cam có giá cao hơn rất nhiều, nên diện tích ngày càng tăng.

Để tránh việc phát triển ồ ạt, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn tập huấn, hướng dẫn và khoanh vùng cho người dân, tránh tình trạng trồng tràn lan dẫn đến kém chất lượng, kém hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo cũ giữa mùa gặt mới Nỗi lo cũ giữa mùa gặt mới

Bây giờ là thời điểm nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi rộn ràng thu hoạch lúa đông xuân. Lúa được mùa mang niềm vui đến những cánh đồng. Và vụ lúa mới lại sắp bắt đầu với bao nỗi lo không hề nhỏ…

23/04/2015
Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng

Nhờ biết luân canh cây trồng nên gia đình ông Đỗ Thế Năng (thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.

23/04/2015
Trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa nỗi lo giá cả thất thường Trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa nỗi lo giá cả thất thường

Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch trái cây các loại. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt khiến nhiều vườn trái cây ra hoa, đậu trái thấp, bên cạnh đó còn là nỗi lo rớt giá khi vào thời điểm thu hoạch rộ.

23/04/2015
An Giang vào mùa thu hoạch xoài núi An Giang vào mùa thu hoạch xoài núi

Nông dân vùng núi đang thu hoạch rộ các loại xoài núi nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa so năm trước. Ông Trần Hà Khê (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang), vừa thu hoạch 50 gốc xoài Thanh Ca tại bến Ô Vàng (núi Dài), năng suất đạt 9 tấn, bán tại chỗ 8.500 đồng/kg, thấp hơn 8.000 đồng/kg so năm trước.

23/04/2015
Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp) Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp)

Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

23/04/2015