Cam Cao Phong Được Mùa, Được Giá

Những ngày này về Cao Phong (Hòa Bình), đi dọc QL6 đâu đâu cũng thấy bày bán cam Cao Phong, cam Canh, người mua kẻ bán tấp nập.
Ông Nguyễn Hồng Thủy – Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong cho biết, hiện thị trấn có khoảng 521 héc-ta cam, trong đó 332 héc-ta đã cho thu hoạch, ước chừng sản lượng khoảng 15.000 – 16.000 tấn/năm, trong đó nhiều hộ có 5 – 10 héc-ta cam, thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Theo ông Thủy, một trong những nguyên nhân vụ cam năm nay được mùa, được giá là vì thời điểm cam ra hoa và quả non thời tiết rất thuận lợi. Hơn nữa, năm nay ít mưa nên cam không bị rụng, khi chuẩn bị thu hoạch thì thời tiết lại chuyển sang rét, nên quả cam có lượng đường rất cao. Bên cạnh đó, việc trồng cam theo VietGAP cũng là một trong những nguyên nhân giúp cam Cao Phong tăng giá.
Thực tế cho thấy, từ khi sản phẩm cam Cao Phong được ưa chuộng, đã có khá nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội lên đây mua đất trồng cam bởi trồng cam không lo bị mất giá như đi buôn bất động sản hay chứng khoán. Theo ông Bùi Văn Tiến, một hộ trồng cam ở khu 3, thị trấn Cao Phong, những năm trước thì hộ được, hộ mất mùa, nhưng năm nay hầu như hộ nào cũng được mùa.
Không chỉ vậy, giá năm nay cũng nhỉnh hơn năm ngoái với giá cao nhất khoảng 28.000 đồng/kg, tăng 2.000 – 4.000 đồng/kg. Bản thân gia đình ông có gần 10 héc-ta cam, trong đó 5 héc-ta đã cho thu hoạch. Vụ cam năm nay ông dự kiến thu khoảng 150 tấn, tính sơ sơ cũng bỏ túi trên dưới 3 tỷ đồng.
Cũng nhờ cây cam, những năm gần đây thị trấn Cao Phong luôn có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện, nhiều hộ đã mua được xe ô tô. Khoảng chục năm gần đây, huyện đã chọn cây cam và cây mía tím làm cây chủ lực của huyện. So với cây mía tím, cây cam có giá cao hơn rất nhiều, nên diện tích ngày càng tăng.
Để tránh việc phát triển ồ ạt, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn tập huấn, hướng dẫn và khoanh vùng cho người dân, tránh tình trạng trồng tràn lan dẫn đến kém chất lượng, kém hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa đông xuân năm nay, 40 hộ dân trong Tổ sản xuất giống ấp 2, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười rất phấn khởi khi thu hoạch lúa trúng mùa, trúng giá. Đó chính là kết quả mà những hộ nông dân này gặt hái được khi tham gia cánh đồng liên kết sản xuất giống với Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, ông Phan Văn Nguyên ở ấp 2, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh từng bước xây dựng mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam”, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).

Giữa cánh đồng tràm giống cao sản rộng trên 3 hécta ở KP.4, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, cụ bà Hoàng Thị Vẻ nay đã 75 tuổi với nước da đen sạm đang chậm rãi cắt từng nhánh tràm non (hay còn gọi là hom tràm) giữa trời nắng nóng. Bà Vẻ cho biết, bà theo những người ở cùng KP.4 đi cắt hom tràm thuê được gần 4 năm nay, ngay từ lúc nghề này mới bắt đầu phát triển.

Do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, vụ thu hoạch trái cây hè năm nay, như: sầu riêng, chôm chôm… trễ hơn cả tháng so với mọi năm. Thêm vào đó, ở giai đoạn ra hoa các loại cây ăn trái lại bị ảnh hưởng thất thường của mưa đầu mùa, gây ảnh hưởng mạnh đến năng suất, chất lượng.