Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải Tiến Sản Xuất Giống Cá Nàng Hai

Cải Tiến Sản Xuất Giống Cá Nàng Hai
Ngày đăng: 23/02/2014

Cá nàng hai có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tỷ lệ sinh sản rất thấp, ThS. Phạm Phú Hùng, giám đốc Trung tâm thủy sản Long An, và cộng sự đã thực hiện một số biện pháp sản xuất giống cá nàng hai quy mô nông hộ giúp người nông dân có thể tự nhân giống và nuôi cá thành công ngay tại ao nhà.

Cá nàng hai (hay còn gọi là thát lát cườm, cá đao, cá cườm) là loại cá quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và là loại cá nuôi mới, chưa phổ biến (trừ tỉnh Hậu Giang đã có thương hiệu riêng). Cá nàng hai trong tự nhiên thường sống ở vùng kênh, rạch, ao đầm, ruộng trũng có thể chịu được nước có lượng oxy thấp, vì nó có cơ quan hô hấp phụ. Trong điều kiện tự nhiên, cá thường sống ở vùng tầng giữa và đáy của mực nước. Cá thích sống trong môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn, nước trung tính có độ pH từ 6,5 - 7, nhiệt độ thích hợp 26 - 280C, tuổi thọ trên 10 năm tuổi và kích thước có thể trên 90 cm.

Hiện tại, phương pháp sản xuất giống vẫn áp dụng biện pháp thủ công như vuốt trứng và tiêm kích dục tố rồi thả lại ao, cho đẻ tự nhiên. Tỷ lệ cá con sống rất thấp vì các loài thiên địch và nếu ổ bị động cá quay lại ăn luôn trứng của mình. Cá thường sinh sản vào mùa mưa và đẻ tập trung từ tháng 6 - 10 hàng năm. Cá có chiều dài 20 cm, trọng lượng 2 kg có sức sinh sản tối đa khoảng 1.500 trứng.

Cá nàng hai trong điều kiện tự nhiên tự tái phát dục sau 7 - 10 tuần và có thể sinh sản hai đến ba lần trong mùa mưa. Cá được nuôi trong ao, hồ có thể chủ động nuôi thành thục cho sinh sản kéo dài từ tháng 2 đến tháng 11 nếu được nuôi dưỡng đúng mức và cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Do có giá trị kinh tế cao nên nhu cầu cá giống đã trở nên bức thiết. Thời gian gần đây, Trại giống thủy sản Bình Cách, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, Long An đã sản xuất thử nghiệm thành công mô hình nhân giống cá nàng hai. Tuy nhiên, trong quá trình nhân giống các kỹ sư thủy sản thấy cần phải cải tiến, hoàn thiện hơn nữa quy trình kỹ thuật để có thể sản xuất được nhiều giống, chất lượng cao từ đó có thể hướng dẫn, chuyển giao cho người nuôi cá trong tỉnh áp dụng. Hiện nay, số lượng giống mà Bình Cách sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu.

Qua nghiên cứu và theo dõi, nhóm kỹ sư thủy sản thuộc Trung tâm thủy sản Long An cải tiến một số biện pháp kỹ thuật, trong đó tập trung vào việc kích thích sinh sản cho cá nàng hai bằng một số biện pháp khác nhau. Theo ThS. Hùng, có thể dùng các ống nước PC cắm xuống ao cá đẻ và cho nhô lên khỏi mặt nước để dễ nhận biết ổ trứng của cá. Khi cá đẻ xong, đến thời điểm thụ tinh cho trứng thì nhẹ nhàng rút các ống nhựa lên và tránh làm động ổ trứng.

Chương trình nghiên cứu đang được gấp rút hoàn thành. Vào tháng 10/2008, đề tài sẽ được báo cáo và nghiệm thu. Hy vọng nó sẽ giải quyết được vấn đề giống trong việc nuôi cá nàng hai, mở ra một hướng mới trong việc nuôi trồng thủy sản cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nhật sẽ mở cửa cho xoài, thanh long và vải tươi của Việt Nam? Nhật sẽ mở cửa cho xoài, thanh long và vải tươi của Việt Nam?

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam…

13/08/2015
Giá giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân vỡ mộng với lúa hè thu muộn Giá giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân vỡ mộng với lúa hè thu muộn

Chi phí sản xuất đội lên, trong khi giá bán ra liên tục giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân “vỡ mộng” với lúa chất lượng thấp… là thực trạng đã và đang diễn ra đối với vụ lúa hè thu muộn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

13/08/2015
Starbucks và nỗi buồn cà phê Việt Starbucks và nỗi buồn cà phê Việt

Gần 95% sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay xuất khẩu thô, không thương hiệu.

13/08/2015
Giám đốc tiên phong trồng điều sạch Giám đốc tiên phong trồng điều sạch

Trong lúc cây điều bị mất đi vị thế, nhiều người chặt bỏ để thay thế bằng cây khác, thì ông vẫn quyết tâm gắn bó với cây trồng này. Để tồn tại, ông đi theo hướng mà trước đây chưa ai từng làm, đó là trồng điều theo tiêu chuẩn của Tổ chức FLO (Tổ chức quốc tế về Dán nhãn và Thương mại công bằng), nhờ vậy ông đã mở ra hướng đi mới cho người trồng điều tại địa phương.

13/08/2015
Nan giải bài toán khống chế bệnh héo xanh trên cây cà chua Nan giải bài toán khống chế bệnh héo xanh trên cây cà chua

Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải.

13/08/2015