Cải Thiện Chất Lượng Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2014, Tổng cục Thủy sản đã cùng với cơ quan quản lý địa phương triển khai kiểm tra chất lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu theo Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT. Kết quả đã kiểm tra được 26 đơn vị nhập khẩu, số lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ được kiểm tra là 46.139 con/52.689 con nhập khẩu.
Tổng cục Thủy sán phối hợp với cơ quan quản lý địa phương trực tiếp kiểm tra tại một số vùng sản xuất giống trọng điểm (Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận). Qua kiểm tra đã phát hiện và chấn chỉnh tình trạng sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, tôm thẻ chân trắng bố mẹ chưa qua khảo nghiệm đối với một số doanh nghiệp.
Kiểm tra chất lượng tôm thẻ chân trắng, Tổng cục Thủy sản đã phát hiện tại các tỉnh phía Bắc, nhiều hộ nuôi trồng đã mua tôm thẻ chan trắng giống giá rẻ 24-30 đồng/con đưa từ biên giới Trung Quốc sang.
Góp phần năng cao chất lượng giống tôm thẻ chân trắng, lần đầu tiên, Tổng cục tiến hành truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại các nước xuất khẩu vào Việt Nam như Thái Lan, Indonesia và Singapore. Kết quả kiểm tra phát hiện Công ty Winaiphonoi; địa chỉ 58/38 Moo Rawaisub, Muang, Phuket, Thailand sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ không đảm bảo chất lượng cung cấp tôm chân trắng bố mẹ cho 4doanh nghiệp tại Việt Nam. Tổng cục Thủy sản đã xử lý nghiêm.
Năm 2014, Bộ NN&PTNT dự kiến nuôi tôm nước lợ đạt sản lượng 560.000 tấn, trong đó nuôi tôm sú trên diện tích 600.000 ha, sản lượng dự kiến 270.000 tấn; nuôi tôm thẻ chân trắng dự kiến 50.000 ha đạt 290.000 tấn, tăng 3,6% so với 2013. Để đạt những chỉ tiêu trên, nhu cầu giống tôm sú cần khoảng 30 tỷ con; giống tôm thẻ chân trắng cần từ 30 - 40 tỷ con.
Tổng cục Thủy sản cho biết, sẽ nghiên cứu bệnh, các phương thức nuôi giảm thiểu rủi ro, tổng kết thực tiễn, phổ biến những điển hình nuôi tôm thành công để nhân rộng. Tiếp tục nghiên cứu chọn giống để chủ động nguồn tôm bố mẹ trong nước, giảm giá thành sản xuất; đồng thời tiếp tục truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Mỹ để hoàn thành việc truy xuất ngồn gốc tôm thẻ chân trắng tại các nước nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng triển khai kế hoạch kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh giống và chất lượng giống để nâng cao chất lượng con giống.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Vụ lúa hè thu 2014 đã có 4 doanh nghiệp và 1 tổ hợp tác đã liên kết với các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây và Gò Công Đông thực hiện 1.106,2 ha cánh đồng mẫu lớn.

Hơn 1 tháng trở lại đây, giá gà, vịt thịt ở Hậu Giang, Kiên Giang liên tục giảm, khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, còn tiểu thương ngao ngán vi buôn bán kém sôi động.

Được biết, từ đầu tháng 8, tình trạng ngao chết rải rác ở các xã thuộc huyện Tiền Hải, từ ngày 11/8 trở đi ngao chết xảy ra đồng loạt. Tính đến 20/8, đã có hơn 1.000 ha diện tích có ngao chết, chủ yếu thuộc 6 xã của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Nội dung đầu tiên của Nghị định 36 về cá tra là "quy hoạch nuôi". Quy hoạch phải "phát huy lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá tra trên thị trường". Trên cơ sở hiện trạng, "phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả và khả năng cạnh tranh của cá tra", từ đó "xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá tra thương phẩm". Tóm lại, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường.

Năm nay, thương lái thu mua tôm hùm thịt ở giá cao nên tôm dạt (loại tôm bị sứt râu, gãy càng, cháy đuôi…) giá cũng rất cao, dao động từ 1 triệu - 1,1 triệu đồng/kg. So với cùng kỳ năm trước, giá tôm thịt năm nay tăng cao từ 200 – 300 ngàn đồng/kg, ngư dân nuôi tôm thịt rất phấn khởi vì được giá.