Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông

Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông
Ngày đăng: 09/08/2013

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Bắp được thu hái trái, để lại thân, lá và gốc rễ. Do việc dọn cây bắp mất nhiều công lao động nên một số nơi bà con ngại trồng bắp lai luân canh lúa. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng phụ phẩm này và biết cách làm đất thì vụ lúa sau sẽ có hiệu quả hơn. Ví dụ, thân lá bắp có thể được chặt sát gốc dùng ủ thức ăn nuôi bò.

Có thể ủ chua thân cây tươi rồi dùng thức ăn ủ chua nuôi bò rất có hiệu quả, tăng lợi nhuận. Hoặc có thể dùng thân lá cây bắp ủ phân bón lại cho lúa hay hoa màu khác. Trường hợp khác, có thể chặt thân bắp làm 2 - 3 đoạn và dùng máy cày vùi tại ruộng sẽ giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

Đối với những cây màu họ đậu, cây mè… thì việc dọn tàn dư cây trồng không tốn nhiều công như bắp vì một phần thân lá đã được cắt khi thu hoạch trái. Sau khi dùng máy ra hạt, phế phẩm còn lại có thể dùng ủ phân hữu cơ. Nhằm giúp phân hủy nhanh thân cây bắp, đậu, mè… vừa thu hoạch, nên áp dụng chế phẩm nấm trichoderma.

Nấm này có tác dụng phân hủy cellulose, xác bã thực vật, gốc rạ, phân giải hợp chất lân khó tan thành dễ tiêu. Hòa nước tưới 10gr/bình 16 lít. Nếu rải gốc dùng 3 - 5kg/ha. Có thể trộn với bất kỳ loại phân bón lót để bón. Hoặc có thể phun, dùng 50gr/bình 16 lít xịt đẫm bề mặt ruộng.

Sau khi xử lý trichoderma nên phơi đất càng lâu càng tốt, rồi tiến hành cày vùi gốc, rễ và làm tơi đất cho việc trồng lúa. Có thể cày/xới một lần và bơm nước vào trục nhận gốc, rễ, thân, lá các loại cây màu và sạch cỏ dại để gieo sạ lúa. Bón phân cho lúa thu đông ở ĐBSCL mức bón trung bình cho 1ha là 80+40+30 (N-P2O5-K2O; kg phân nguyên chất/ha).

Tương đương 174kg urea + 243kg super lân + 50kg KCL. Nên dùng loại phân lân Văn Điển, vì phân này có cả canxi để vừa giảm phèn, mặn cho ruộng lúa, vừa phân hủy xác bã thực vật tốt hơn. Chia lượng phân làm 3 lần bón. Lần 1 khoảng 7 - 10 NSS (ngày sau sạ). Lần 2 khoảng 18 - 22 NSS. Lần 3 từ 30 - 35 NSS.

Đối với lúa từ 95 - 100 ngày thì bón 3 lần là: 7 - 10 NSS; 22 - 25 NSS và 40 NSS. Chú ý đất sau trồng màu luân canh và được vùi thân lá hữu cơ sẽ giúp lúa phát triển tốt. Nên dùng bảng so màu lá (nhìn lá bón phân) để tiết kiệm chi phí phân đạm.


Có thể bạn quan tâm

Anh nông dân sáng chế ra 200 loại máy nông nghiệp, thu 3,5 tỷ đ/năm Anh nông dân sáng chế ra 200 loại máy nông nghiệp, thu 3,5 tỷ đ/năm

Bằng việc sáng chế ra những loại máy móc ưu việt phục vụ sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp nhiều nhà nông giải phóng sức lao động mà còn thu về tiền tỷ

05/10/2017
Thu tiền tỉ từ rau má Thu tiền tỉ từ rau má

Nhận thấy cây rau má dễ trồng lại ổn định đầu ra, một hộ dân ở Quảng Nam đã mạnh dạn đầu tư, trồng và thu tiền tỉ mỗi năm.

06/10/2017
Lão nông tỷ phú, trồng củ cải thu 400 tỷ đồng/năm Lão nông tỷ phú, trồng củ cải thu 400 tỷ đồng/năm

Có những nông dân thành tỷ phú, làm giàu từ nông nghiệp chỉ nhờ vào nuôi lợn, nuôi cá hay trồng củ cải, cà rốt,... mà doanh thu mỗi năm lên tới 100-360 tỷ đồng.

06/10/2017
Làm giàu ở nông thôn: Thu tiền tỷ/năm nhờ trồng cà phê xen cây có múi Làm giàu ở nông thôn: Thu tiền tỷ/năm nhờ trồng cà phê xen cây có múi

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân ở huyện Mai Sơn, (Sơn La) thu hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ mô hình trồng cà phê xen cây ăn quả.

07/10/2017
Trồng dâu tây thủy canh hồi lưu, vườn rất sạch mà có tiền tỷ Trồng dâu tây thủy canh hồi lưu, vườn rất sạch mà có tiền tỷ

Trồng dâu trên một vùng đất không có một giọt nước, cây dâu vẫn cho trái thơm ngọt. Những cây rau lớn nhanh như thổi mà không lãng phí giọt nước nào.

09/10/2017