Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải Tạo Đất Để Làm Giàu

Cải Tạo Đất Để Làm Giàu
Ngày đăng: 09/08/2013

Thời gian qua, bà con nông dân xã Phước Hưng (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mùa vụ để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, người dân ở xã Phước Hưng đã khai thác có hiệu quả hơn quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn.

Nhờ chuyển sang mô hình nuôi ếch, bà Vũ Thị Nhài, (ấp Hải Lâm, xã Phước Hưng) đã tăng thu nhập gấp 3,4 lần so với trồng khoai mỳ, xoài.

Với đức tính cần cù, chịu khó học hỏi, ông Phạm Văn Sơn, ở ấp Phước Lâm, xã Phước Hưng đã thành công với mô hình nuôi cá trê và cá tra lồng ghép trong ao đất. Trên diện tích 4.000 m2 mặt nước, mỗi năm ông Sơn thả 17 ngàn con giống, khoảng 200 con/kg. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá biển tạp và phụ phẩm lò mổ gia súc được thu gom từ những cơ sở chế biến hải sản, giết mổ tại địa phương, nhờ vậy đã giảm được đáng kể chi phí đầu tư.

Ngoài ra, ông Sơn còn trộn thêm khoảng 10% thức ăn viên trong khẩu phần ăn của cá, làm cho thức ăn dính tốt hơn và giảm hao hụt, cho cá ăn 2 lần/ngày, lượng thức ăn khoảng 5-12% tổng trọng lượng đàn cá trong ao. Sau 3 tháng nuôi, cá cho thu hoạch. Bình quân mỗi năm, ông Sơn thu hoạch được 10 tấn cá với giá bán 24.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng.

Theo ông Sơn, nuôi cá trê không khó nhưng để đạt được hiệu quả thì người nuôi cần lựa chọn mùa thời vụ thích hợp, bảo đảm nguồn nước, cũng như tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương. Ông Sơn cũng cho biết, cách đây 7,8 năm, toàn bộ diện tích ông nuôi cá hiện nay là đất ruộng và gần như phải bỏ hoang vì đây là vùng đất trũng sâu, thường xuyên bị ngập nên không thể trồng lúa.

Chính vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu đã giúp cho gia đình ông thoát nghèo, có thu nhập ổn định hàng năm. Mô hình của ông Phạm Văn Sơn cũng mở ra một hướng mới trong phong trào cải tạo vùng đất trũng để nuôi thủy sản trên địa bàn xã Phước Hưng. Riêng tại ấp Phước Lâm, hiện có 5 hộ chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá nước ngọt cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3,4 lần so với trước đây.

Chỉ có khoảng 1000 m2 đất, nên gia đình bà Vũ Thị Nhài, nhà ở ấp Hải Lâm, chọn nuôi ếch vì loài này tương đối dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp và có thể tận dụng diện tích ít. Bà Vũ Thị Nhài cho biết: “Ấp Hải Lâm vốn là vùng đất khô cằn, trước đây chủ yếu trồng khoai mỳ, xoài, mãng cầu nhưng cây thường xuyên bị sâu bệnh, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp.

Từ năm 2006, gia đình tôi đã chuyển sang nuôi ếch. Được UBND xã Phước Hưng tạo điều kiện cho tôi vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tôi đã đầu tư vào mua giống, bắt đầu nuôi ếch thương phẩm”. Để tiết kiệm vốn đầu tư, bà Nhài học hỏi thêm kỹ thuật nuôi ếch sinh sản để tự sản xuất giống và cung cấp giống cho thị trường. Đến nay, gia đình bà nuôi được hơn 100 ngàn con ếch thịt, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 5,5 tấn.

Sau khi trừ chi phí, bà Nhài thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm. Bà Nhài cho biết, với mô hình nuôi ếnh này không cần diện tích lớn, chỉ cần nguồn nước không ô nhiễm. Về thức ăn, ếch ăn các loại thủy sản xay nhuyễn như cá biển tạp sẵn có tại địa phương hay thức ăn viên như cám thực phẩm. Thị trường tiêu thụ ếch thì không phải lo ngại, nhiều thương lái đến trực tiếp hộ nuôi để mua ếch thịt với giá hơn 45 ngàn đồng/kg, vào mùa khô, giá ếch còn tăng lên từ 50-55 ngàn đồng/kg.

Không chỉ nuôi cá nước ngọt, ếch thương phẩm mà nhiều hộ nông dân ở xã Phước Hưng còn thành công với các mô hình chuyển từ trồng lúa, cây ăn quả sang nuôi heo rừng, thỏ hay trồng rau an toàn. Theo ông Nguyễn Thế Việt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hưng, thời gian qua, nhằm giúp bà con nông dân hướng đến sản xuất bền vững để nâng cao thu nhập, ngành nông nghiệp huyện, xã đã có định hướng cho nông dân thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Trong đó, việc chuyển đổi mô hình trồng lúa một vụ năng suất thấp sang trồng chuyên canh rau màu, tiếp tục xây dựng thương hiệu hàng hóa gắn với việc chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương… đã khắc phục được tình trạng manh mún trong sản xuất, từng bước thích nghi với điều kiện kinh tế hàng hóa.

“Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã giúp địa phương khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là cải tạo được các diện tích đất xấu, thường xuyên bị bỏ hoang. Nhờ đó mà năng suất tăng lên từ 3-4 lần trên cùng một diện tích, thu nhập bà con nông dân cải thiện đáng kể”, ông Nguyễn Thế Việt nói.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu vào Australia tăng trưởng mạnh Xuất khẩu vào Australia tăng trưởng mạnh

Trong năm 2015, dự báo kim ngạch XK vào thị trường Australia tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt đối với ngành hàng nông, thủy sản.

23/05/2015
Phú Yên chuyển đổi đất lúa sang cây trồng cạn để tránh hạn Phú Yên chuyển đổi đất lúa sang cây trồng cạn để tránh hạn

Tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2015 vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, bàn giải pháp chống hạn cho sản xuất vừa tổ chức tại Phú Yên, Bộ NN-PTNT đề ra kế hoạch vụ mùa đến toàn vùng chuyển đổi 8.891ha. Trong đó Tây Nguyên 4.466ha, vùng duyên hải Nam Trung Bộ 4.425ha, Phú Yên chuyển đổi 500ha sang trồng bắp, đậu các loại.

23/05/2015
Vụ lúa hè thu Mỹ Chánh xây dựng 100ha lúa theo hướng VietGAP Vụ lúa hè thu Mỹ Chánh xây dựng 100ha lúa theo hướng VietGAP

Ông Dương Huy Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh) cho biết: Vụ lúa hè - thu, xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện; Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh; Công ty Trách nhiệm hữu hạn phân bón Lio Thái xây dựng cánh đồng lúa theo hướng VietGAP tại ấp Thanh Nguyên B với diện tích 100ha, có 46 hộ nông dân tham gia.

23/05/2015
Nước mặn xâm nhập sông Ba Lai làm gần 700 ha lúa mất trắng Nước mặn xâm nhập sông Ba Lai làm gần 700 ha lúa mất trắng

Tình trạng sông Ba Lai chưa được khép kín là nguyên nhân làm sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre bị thiếu nước.

23/05/2015
Hiệu quả mô hình trồng mè trên đất lúa Hiệu quả mô hình trồng mè trên đất lúa

Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đang áp dụng thành công mô hình trồng mè xen canh với lúa đông xuân và hè thu. Mô hình này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/héc-ta, mà còn tăng thêm màu mỡ đất và tạo việc làm cho lao động địa phương...

23/05/2015