Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...
Nuôi dông cát là một nghề mới có nhiều triển vọng, đầu tư không lớn, chuồng trại đơn giản và tận dụng được diện tích đất cát hoang hóa. Con dông tương đối dễ nuôi, ít chăm sóc và chi phí thức ăn thấp. Tuy nhiên, nghề nuôi dông chủ yếu được bà con nuôi theo kinh nghiệm, với phương thức chăn nuôi bán hoang dã. Điều đáng quan tâm, hiện nay nông dân thường ít chú ý đến cải tạo giống dông, do nuôi dông thịt và dông sinh sản chung một chuồng nhiều năm, có thể xảy ra hiện tượng trùng huyết, thoái hóa giống.
Ở Bình Thuận, ngoài vùng Khu Lê đang phát triển mạnh phong trào nuôi dông, hiện nay một số địa bàn khác có diện tích đất cát lớn, phù hợp với nghề nuôi dông như xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết). Chính vì thế, từ tháng 6 - 11/2013 vừa qua, hộ ông Lê Ba, thôn Thiện Sơn và hộ ông Phùng Văn Cường, thôn Thiện Trung (xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết) là 2 gia đình được chọn tham gia thực hiện mô hình cải tạo đàn dông. Đây là những hộ đã hội đủ các yếu tố như có 3 năm kinh nghiệm nuôi dông trở lên, có nhu cầu cải tạo đàn dông, chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, phù hợp cho việc nuôi dông sinh sản...
Ngoài số lượng dông cái giống và thức ăn đối ứng do nông dân tự đầu tư, người nuôi được Nhà nước hỗ trợ 100% dông đực giống (57kg/hộ) và 30% thức ăn hỗn hợp thử nghiệm bổ sung cho dông sinh sản. Các hộ tiến hành sửa chữa chuồng trại và tách dông đực địa phương. Sau đó, nhận dông giống đực Khu Lê khỏe mạnh, với kích cỡ khoảng 4 - 6 con/kg. Riêng dông cái có kích cỡ khoảng 6 - 9 con/kg, loại bỏ những con còi cọc, phát triển chậm, đẻ ít, với mật độ nuôi khoảng 2 con/m2, trong đó tỷ lệ đực/cái bình quân là 3/7.
Sau 5 tháng thực hiện mô hình tại hộ ông Lê Ba và ông Phùng Văn Cường, kết quả cho thấy, nhờ cho dông ăn các loại như rau, lá, củ quả và bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp, nên dông đực giống thích nghi, sinh trưởng, phát triển và phối giống tốt. Hiện nay dông đực giống có kích cỡ khoảng 3 - 4 con/kg, tăng 15 - 20% so kích cỡ ban đầu. Đặc biệt, dông con lai sinh ra khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có trọng lượng đạt 6,7 g/con. Dông lai được làm tươi máu, tránh đồng huyết và lớn nhanh.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, thông qua mô hình cải tạo đàn dông, bà con chăn nuôi dông đã có ý thức hơn trong việc chọn giống, thay đổi giống, quản lý giống tốt. Ngoài ra, để tăng hiệu quả chăn nuôi dông, bà con cần mạnh dạn áp dụng kỹ thuật, trồng rau, cây cỏ để chủ động thức ăn. Từ đó giúp đàn dông phát triển tốt, tăng giá trị sản phẩm cả về số lượng và chất lượng. Các hộ nuôi cần chú ý quản lý đàn dông, thay đổi dông đực giống trước mùa vụ sinh sản từ 2-3 tháng để tránh hiện tượng đồng huyết. Mặt khác, cần chú ý đầu tư chuồng nuôi đúng quy cách và bảo đảm mật độ nuôi hợp lý; thường xuyên bắt tách dông con, tránh để dông lớn ăn thịt...
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm liên tục giảm và hiện chỉ còn 85.000-100.000 đồng/kg loại 100 con/kg; cộng với nhiều lô hàng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam bị đối tác Nhật, EU cảnh báo, thậm chí trả về do dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép đã gây hoang mang cho nhiều người.

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được khởi xướng cách đây 5 năm. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quả, song dường như vẫn chỉ tập trung cho hàng của các doanh nghiệp, còn hàng nông sản của nông dân vẫn bị bỏ ngỏ trong cuộc vận động lớn và nhiều ý nghĩa này.

Hằng năm, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cung cấp ra thị trường trên 850 tấn rau màu các loại. Tuy nhiên, khâu đóng gói, bảo quản rau màu của HTX còn hạn chế nên sản phẩm của HTX giá bán còn bấp bênh. Việc đầu tư hoàn thiện quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản được xem là yêu cầu cấp bách để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm rau màu của HTX.

Cũng như ngư dân cả nước, ngư dân Đà Nẵng mong chờ chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ sớm được triển khai để ngư dân đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển đánh bắt thủy, hải sản cải thiện đời sống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.